30/07/2019 09:33 GMT+7

Tôi sẽ luôn đợi bạn cùng chạy

NGUYỄN THỊ HIỀN (Hải Dương)
NGUYỄN THỊ HIỀN (Hải Dương)

TTO - Năm 2016, sức khỏe của tôi vô cùng tồi tệ. Những cơn đau nửa đầu thường xuyên xuất hiện kèm theo cảm giác chóng mặt, buồn nôn... Tôi thường xuyên ngủ không ngon hoặc giấc ngủ không sâu, có nhiều đêm tỉnh giấc tôi không thể ngủ lại được.

Tôi sẽ luôn đợi bạn cùng chạy - Ảnh 1.

Tác giả bài viết tham dự một giải chạy - Ảnh: NVCC

Tôi vẫn sẽ tiếp tục chạy cùng với hàng trăm, hàng nghìn người ngoài kia. Tôi và họ sẽ luôn đợi bạn cùng thức dậy để bắt đầu một ngày mới.

27 tuổi, mất ngủ, kiệt sức, mệt mỏi

Trí nhớ và sự tập trung của tôi giảm sút nghiêm trọng, tôi không kịp hoàn thành nhiều công việc. Nhiều lần tôi mất nửa ngày chỉ để nằm ở phòng y tế cơ quan. Đầu tôi đau như búa bổ, hai bên thái dương giật liên hồi, giống như người ta đang đổ một khối bêtông vào não. Đó là tôi - cô gái 27 tuổi luôn trong trạng thái kiệt sức và mệt mỏi.

Hơn một năm sau, trong một cuộc nói chuyện với người chị thân thiết từ lớp học võ cũ, chị rủ tôi cuối năm vào Đà Nẵng thi chạy cùng chị. Tôi đắn đo vì bình thường giấc ngủ không đủ để tôi làm việc, huống chi dành thời gian đi chạy. 

Nhưng thấy mình thường không ngủ lại được lúc gần sáng, nên tôi nghĩ nếu mình nằm dài cố bám víu lấy chiếc đệm ấm êm và chiếc điều hòa mát mẻ kia thì một là sẽ mệt lê thê cả ngày, hoặc sẽ lại bị trễ giờ đi làm như nhiều lần trước đó. Vậy mình hãy quyết định thử chạy bộ.

Tôi bắt đầu chạy bộ bằng việc đi bộ ra công viên gần nhà. Tôi khởi động khoảng 5 phút trước khi bắt đầu chạy những quãng ngắn. Tôi chạy được chừng thêm 5 phút thì bắt đầu thấy mỏi chân, thở dốc... Tôi dừng lại đi bộ và rồi lại chạy bộ quãng ngắn. 

Cuộc chạy của tôi thời gian đầu thường chỉ kéo dài 20 phút. Như thế là quá đủ với tôi, vì bình thường việc tôi có thể duy trì để cơ thể ở trạng thái vận động là đi cầu thang bộ ở cơ quan thay vì đi thang máy.

Đôi lúc tôi cũng phải thừa nhận bản thân có chút ngại ngùng khi hàng xóm hoặc bác chủ nhà thấy tôi đi chạy... Nhưng sau vài ba lần, tôi thấy việc đi chạy là hết sức bình thường. Cơ thể bắt đầu quen với cường độ tập luyện, tôi tăng thời gian chạy thay cho đi bộ, bắt đầu có thể điều hòa được hơi thở và tư thế trong lúc chạy. 

Tôi không quan tâm đến cự ly chạy, mà cố gắng duy trì nó để trở thành thói quen hằng ngày. Và cuối cùng nó đã trở thành một trong những việc không thể thiếu trong ngày của tôi.

Hít thở mùi không khí mỗi sáng sớm

Mỗi sáng thức dậy với tôi không còn là cực hình. Tôi có thêm thời gian nấu bữa ăn sáng, là quần áo và xem thêm chương trình thời sự trước khi bước ra khỏi nhà. Tôi cảm thấy cơ thể tỉnh táo hơn, nhất là ngày đầu tiên tôi đi chạy. 

Lần đầu sau hơn 2 năm từ khi nhận ra cơ thể mình yếu đi, tôi không cần uống cà phê mỗi sáng. Tôi ung dung đi làm mà không sợ muộn giờ. Tôi đến phòng làm việc sớm, bật máy tính và nghe chút nhạc, nhún nhảy và ngắm nhìn thế giới ngoài kia trước khi mọi người lục đục kéo đến. Tôi bắt đầu nhận ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Tôi bắt đầu lên mạng đọc nhiều trang nói về chạy bộ. Tôi mua cho mình một chiếc bao đựng iPhone đeo tay để có thể nghe nhạc mỗi khi chạy. Tôi tải ứng dụng đo đường chạy, tốc độ, nhịp tim, bước chân, calo tiêu thụ. Rồi chạy bộ trở thành niềm yêu thích của tôi. 

Dần dần, tôi tăng cự ly và tốc độ. Tôi bắt gặp những nụ cười của những người già tập thể dục trong công viên. Họ đưa tay lên chào tôi hoặc đôi lần khích lệ tôi: "Cháu chạy khá quá...", "Cô bé này chạy giỏi ghê"... Đây thực sự là một niềm vui.

Thể trạng tôi không tốt như nhiều người, bệnh thoái hóa cột sống cũng không ủng hộ tôi trong việc chạy. Nhưng lỡ yêu nó nên tôi luôn cố gắng lắng nghe tiếng nói của cơ thể để cân đối việc tập luyện. Tôi bắt đầu tham gia những giải chạy lớn nhỏ, tôi gặp gỡ nhiều người hơn và học hỏi được thêm nhiều điều, từ trong công việc lẫn trong cuộc sống.

Và tôi luôn duy trì thói quen đó, ở một cường độ vừa phải để có thể hít thở mùi không khí mỗi sáng sớm, cũng để học cho mình cách sống chậm và sự biết ơn.

Tuần qua, ban tổ chức đã nhận được bài dự thi của các bạn đọc: Nguyễn Công Khanh, Lê Thủy Trúc, Lê Nữ Ngọc Cương, Nguyễn Hữu Phước, Vũ Lam Hiền (TP.HCM), Bùi Thị Xuân Thu, Nguyễn Ngọc Điệp (Đồng Nai), Nguyễn Thanh Dũng (Long An), Lê Ngọc Hạnh (Bình Dương), Lê Thu Phương, Nguyễn Thị Miến (Hà Nội), Thanh Vân, Trầm Thanh Tuấn (Trà Vinh), Quách Minh Vinh (Cần Thơ)...

Mời bạn đọc tiếp tục tham dự cuộc thi viết "Khỏe cho mình - Khỏe cho gia đình". Cuối mỗi bài viết vui lòng ghi rõ thông tin về tác giả: địa chỉ, số điện thoại và email liên hệ. Bài thi gửi về: báo Tuổi Trẻ, số 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, Việt Nam hoặc email: khoechominh@tuoitre.com.vn.

Bài dự thi (cùng ảnh hoặc clip nếu có) gửi qua email vui lòng ghi: bài dự thi "Khỏe cho mình - Khỏe cho gia đình".

Tôi sẽ luôn đợi bạn cùng chạy - Ảnh 4.
Học trò Học trò 'tấn phong' tôi là... 'thầy giáo hot boy'

TTO - Tôi đi dạy 13 năm, nhiều học trò ra trường, thời gian sau trở lại thăm tôi vẫn hay bảo: "Thầy trẻ lâu quá!". Tôi chỉ biết cười và giải thích: "Nhờ thể dục đó con".

NGUYỄN THỊ HIỀN (Hải Dương)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên