01/08/2023 22:31 GMT+7

ICC lên án việc Nga truy nã thẩm phán của mình

Ngày 1-8, Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) lên án Nga về việc nước này đưa thêm một thẩm phán của ICC vào danh sách truy nã.

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) - Ảnh: REUTERS

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) - Ảnh: REUTERS

Hôm 27-7, Hãng tin TASS của Nga đưa tin nữ thẩm phán ICC Tomoko Akane “bị liệt vào danh sách truy nã theo điều khoản của Bộ luật Hình sự Nga".

Vào tháng 3 năm nay, thẩm phán Akane của tòa ICC đã phát lệnh bắt ông Putin, với cáo buộc "có thể liên quan tội ác chiến tranh".

ICC cho rằng Nga đã đưa trẻ em từ các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine sang Nga một cách bất hợp pháp.

Tuy nhiên, Điện Kremlin khẳng định Nga không công nhận thẩm quyền của ICC và coi các quyết định của cơ quan này là vô hiệu.

Ủy viên về quyền trẻ em Liên bang Nga - bà Maria Lvova-Belova cũng bị ICC phát lệnh bắt với cùng cáo buộc trên.

Trước bà Akane, Nga đã lần lượt đưa công tố viên người Anh Karim Khan và thẩm phán người Ý Rosario Salvatore Aitala của ICC vào danh sách truy nã hồi tháng 5 và tháng 6.

Ngày 1-8, Hội đồng Chủ tịch các quốc gia thành viên ICC cho biết họ “quan ngại sâu sắc” về việc Nga đưa thẩm phán của ICC vào danh sách truy nã, và cho rằng đây là “nỗ lực mới nhằm hủy hoại thẩm quyền quốc tế” của tòa.

Đăng tải trên trang web chính thức, cơ quan đại diện cho các quốc gia thành viên trên một lần nữa khẳng định sự ủng hộ vững chắc của mình đối với ICC, các quan chức được bầu và nhân viên của ICC.

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) được thành lập ngày 17-7-1998 theo Quy chế Rome và có hiệu lực từ ngày 1-7-2002. Hiện 123 quốc gia đã phê chuẩn Quy chế Rome. Trong số các nước không công nhận ICC có Mỹ, Israel, Trung Quốc, Iran, Ấn Độ và Nga.

Nga từng tuyên bố lệnh bắt Tổng thống Putin cũng như bà Lvova-Belova của ICC là “bất hợp pháp”.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov gọi ICC là "con rối của phương Tây", đồng thời tuyên bố khó có thể tưởng tượng được bất kỳ quốc gia nào dám thực thi lệnh bắt của ICC đối với ông Putin.

Ngoài ra, ông Putin sẽ không đến dự hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg, Nam Phi từ ngày 22 đến 24-8 sắp tới theo một thỏa thuận chung với Nam Phi.

Nam Phi với tư cách là thành viên của ICC phải thực hiện việc bắt giữ Tổng thống Nga Putin ngay khi ông bước chân vào lãnh thổ nước này. Vì vậy, giới quan sát đánh giá việc ông Putin vắng mặt sẽ giúp Cape Town tránh rơi vào thế khó khi là một thành viên của ICC.

Hungary tuyên bố không bắt ông Putin, bất chấp lệnh của ICCHungary tuyên bố không bắt ông Putin, bất chấp lệnh của ICC

"Dựa theo pháp luật Hungary, chúng tôi không thể bắt giữ tổng thống Nga. Quy chế của ICC chưa được chính thức sử dụng ở Hungary" - ông Gulyas nói.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên