05/06/2020 19:41 GMT+7

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: 'Đừng để tiền hỗ trợ dù rất bé lọt vào nhà quan'

ĐỨC BÌNH
ĐỨC BÌNH

TTO - “Làm khẩn trương nhưng vẫn phải chắc, đúng đối tượng, đừng để tiền hỗ trợ dù rất bé mà vẫn lọt vào nhà quan. Cái quan trọng là công khai, minh bạch, không thể lây dây kéo dài”.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Đừng để tiền hỗ trợ dù rất bé lọt vào nhà quan - Ảnh 1.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung hỏi thăm, chia sẻ những khó khăn mà người lao động gặp phải bởi COVID-19 - Ảnh: Đ.BÌNH

Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh khi làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 chiều 5-6.

Trước đó, bộ trưởng đã xuống UBND quận Hà Đông kiểm tra và ghi nhận ý kiến từ cơ sở của bà Phạm Thị Hòa - phó chủ tịch UBND quận Hà Đông: "Việc xét duyệt gặp rất nhiều khó khăn, danh sách thì rất nhiều nhưng khi xuống làm việc thì vẫn có những gia đình khá giả nên cần kỹ càng, công khai, minh bạch, có sự tham gia của đại diện nhiều tổ chức để thực hiện chi trả đúng người, đúng chế độ, không được làm sai vì như vậy có tội với dân".

Ông Nguyễn Hồng Dân - phó giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội Hà Nội - cho biết tính đến 20-5, thành phố Hà Nội đã cơ bản hoàn thành công tác chi trả cho trên 385.000 người thuộc 4 nhóm đối tượng (người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo và cận nghèo) với kinh phí trên 474 tỉ đồng.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Đừng để tiền hỗ trợ dù rất bé lọt vào nhà quan - Ảnh 2.

Những lao động tự do ở quận Hà Đông là những lao động tự do đầu tiên của Hà Nội nhận tiền hỗ trợ chiều 5-6 - Ảnh: Đ.BÌNH

Theo ông Dân, do những quy định khá chặt chẽ nên việc triển khai hỗ trợ cho 5 nhóm đối tượng (người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải nghỉ việc, lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do), hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh, người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc cho người lao động) thực hiện khá chậm.

Vướng mắc là ở việc thẩm định các điều kiện để hỗ trợ cho các nhóm đối tượng này, do không có cơ sở để kiểm tra, xác minh mà chủ yếu dựa vào thông tin do người lao động, người sử dụng lao động cung cấp, dễ phát sinh việc trục lợi chính sách.

Việc hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn để trả lương cho người lao động cũng gặp khó khăn do có những điều kiện ràng buộc, triển khai khá chậm.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị Hà Nội cũng như các địa phương khác tiếp tục tập trung tối đa để nhanh chóng chi tiền hỗ trợ xong cho nhóm lao động tự do. "Không quá câu nệ về mức thu nhập, mức sống tối thiểu bởi lao động tự do đã mất việc là bị ảnh hưởng rồi. Không quá vì sợ chi sai mà làm cẩn trọng quá thì việc hỗ trợ cũng bị chậm", bộ trưởng gợi mở.

"Làm khẩn trương nhưng vẫn phải chắc, đúng đối tượng, đừng để tiền hỗ trợ dù rất bé mà vẫn lọt vào nhà quan. Cái quan trọng là công khai, minh bạch, không thể lây dây kéo dài".

Vì sao TP.HCM chậm hỗ trợ người bị ảnh hưởng COVID-19? Vì sao TP.HCM chậm hỗ trợ người bị ảnh hưởng COVID-19?

TTO - Chiều 4-6, tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và triển khai nhiệm vụ tháng 6, giám đốc Sở Lao động, thương binh và xã hội TP.HCM Lê Minh Tấn đã chia sẻ nguyên nhân tỉ lệ hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng COVID-19 chưa cao.

ĐỨC BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên