18/06/2020 17:49 GMT+7

Xóa ‘vùng trắng’ không tiền mặt bằng mã QR

ÁNH HỒNG thực hiện
ÁNH HỒNG thực hiện

TTO - Ông Nguyễn Minh Tâm, phó tổng giám đốc Sacombank, cho rằng tương lai quét mã QR sẽ phát triển rất mạnh do tiện lợi, hiện đại, đầu tư ít nên có khả năng xâm nhập những "vùng trắng" không tiền mặt như chợ truyền thống, vùng sâu vùng xa.

Xóa ‘vùng trắng’ không tiền mặt bằng mã QR - Ảnh 1.

Gian hàng trải nghiệm thanh toán không tiền mặt của Sacombank - Ảnh: QUANG ĐỊNH

* Sacombank vừa đưa hình thức quét mã QR trên ứng dụng Sacombankpay xuống chợ An Đông (Q.5), ông đánh giá về tiềm năng của phương thức thanh toán này thế nào?

- Trong đại dịch COVID-19, các hình thức thanh toán không tiếp xúc gia tăng rất nhanh như một loại hình thanh toán "sạch", cụ thể là thanh toán thẻ contactless và thanh toán qua thiết bị di động quét mã QR. Với thanh toán QR, khách hàng không cần đem theo thẻ hay ví tiền nên rất tiện lợi, mặt khác lại có nhiều ưu điểm về tính bảo mật.

Thông thường người sử dụng đều cài mật mã cho điện thoại của mình. Ngoài ra, để sử dụng các ứng dụng quét QR, khách hàng cần nhập mật mã đăng nhập ứng dụng. Đến bước quét QR, khách hàng phải qua thêm một lớp bảo mật xác thực giao dịch là OTP từ SMS hoặc OTP động được tạo từ một ứng dụng chuyên biệt của ngân hàng. Có thể thấy khi sử dụng ứng dụng điện thoại để thanh toán, khách hàng có đến 3 lớp bảo mật.

Ưu điểm lớn của phương thức thanh toán này là chi phí đầu tư rất thấp vì chỉ cần một miếng mã dán ở quầy, sạp. Việc triển khai phương thức thanh toán QR gần như không tốn chi phí đầu tư lắp đặt nên loại hình thanh toán này khá phù hợp với các nước có nhiều điểm bán nhỏ lẻ như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và cũng rất phù hợp với thị trường Việt Nam. Do vậy, chắc chắn loại hình thanh toán này sẽ phát triển mạnh trong thời gian sắp tới.

* So với cà thẻ, thanh toán QR Code có điểm lợi gì để có thể phát triển trên diện rộng, đặc biệt những nơi như chợ, hàng rong…?

- Lợi thế lớn nhất của hình thức thanh toán QR đối với cả ngân hàng và ngưới bán hàng là nhanh, gọn và tiết kiệm chi phí. Cụ thể là, ngân hàng và cả người bán hàng không cần đầu tư máy POS hay điện thoại, không cần tốn diện tích đặt thiết bị hay chuẩn bị mạng 4G hay WiFi cho việc sử dụng.

Xóa ‘vùng trắng’ không tiền mặt bằng mã QR - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Minh Tâm, phó tổng giám đốc Sacombank - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Khi có nhu cầu sử dụng, ngân hàng chỉ cần thiết lập các thông số phù hợp và gửi QR đó cho người bán hàng. Người bán hàng có thể in QR dán tại điểm bán hoặc đưa cho người mua hàng quét thông qua hình ảnh QR trên điện thoại hoặc gửi hình ảnh QR đó qua tin nhắn/các ứng dụng chat và nhắn tin. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể triển khai QR động trên các trang thương mại điện tử, tivi, hóa đơn bán hàng để người mua có thể quét thanh toán mà không cần nhập lại thông tin.

* Sacombank đã làm gì để nhân rộng hình thức thanh toán này?

- Sacombank là ngân hàng ở Việt Nam triển khai đầy đủ QR chuẩn EMV của các tổ chức thẻ quốc tế Visa, Mastercard, JCB và Unionpay cũng như QR nội địa theo chuẩn Ngân hàng Nhà nước đã ban hành. Từ đó giúp người dùng ứng dụng Sacombank Pay có thể thanh toán QR chuẩn EMV không chỉ trong nước mà còn giao dịch được ở các điểm chấp nhận QR EMV trên toàn cầu. Ngoài thanh toán, khách hàng Sacombank cũng có thể rút tiền bằng QR mà không dùng thẻ tại ATM của Sacombank.

Bên cạnh đội ngũ phát triển QR là nhân viên chi nhánh trên toàn quốc, Sacombank đã liên kết với nhiều đơn vị trung gian hỗ trợ triển khai để mở rộng mạng lưới chấp nhận QR EMV, thường xuyên thực hiện các chương trình khuyến mãi để tạo thói quen thanh toán bằng QR cho khách hàng.

* Dù là phương thức tiện lợi, ít tốn chi phí đầu tư nhưng người dùng gặp khó khi các tổ chức thanh toán chưa có sự kết nối, QR Code của đơn vị nào chỉ dùng cho đơn vị đó. Vì sao có tình trạng này?

- Sở dĩ có tình trạng này do quy định về QR chuẩn VCCS của Ngân hàng Nhà nước được ban hành sau khi các ví điện tử đã phát hành riêng QR cho mục đích chấp nhận thanh toán của người dùng ví. Trong thời gian đầu, phần lớn các ví điện tử hay ngân hàng lựa chọn hình thức thanh toán QR nội bộ, trong phân khúc khách hàng của mình vì lựa chọn này không đòi hỏi cao về mặt hạ tầng kỹ thuật trong thời gian đầu, quản lý được hệ sinh thái thanh toán trong nội bộ, tuy nhiên sẽ hạn chế người dùng và phát sinh chi phí nguồn lực khi phát triển đại lý.

Xóa ‘vùng trắng’ không tiền mặt bằng mã QR - Ảnh 3.

Mã QR của Sacombank đã len lỏi vào chợ truyền thống. Trong ảnh: một gian hàng ở chợ An Đông sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt - Ảnh: T.T.D.

Với Sacombank, ngay từ đầu chúng tôi đã lựa chọn phát triển QR chuẩn quốc tế nhằm mở rộng khách hàng không chỉ trong nước khi đi du lịch nước ngoài, mà khách nước ngoài khi du lịch đến Việt Nam cũng có thể quét QR EMV của Sacombank để thanh toán.

* Các ngân hàng, nhà cung cấp đã tính đến giải pháp thế nào để người dùng có thể có thể thanh toán cho mọi mã QR Code?

- Hiện nay, ngoài Sacombank phát triển QR dùng chung, chúng tôi còn nhận thấy VNPAY-QR và các đối tác liên kết với VNPAY-QR đang phát triển mạnh hệ sinh thái thanh toán. Với tính tiện lợi của QR và xu hướng đa dạng hình thức thanh toán không tiếp xúc, thị trường sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian không xa với sự tham gia của nhiều ngân hàng và ví điện tử để mở rộng phân khúc khách hàng và tạo sự thuận tiện trong việc thanh toán không dùng tiền mặt.

Hơn 20% số người người tham gia đã hoàn thành Giải chạy bộ hưởng ứng Ngày không tiền mặt 2020 Hơn 20% số người người tham gia đã hoàn thành Giải chạy bộ hưởng ứng Ngày không tiền mặt 2020

TTO - Tính đến đầu giờ chiều 15-6, ban tổ chức Giải chạy bộ hưởng ứng Ngày không tiền mặt 2020 đã thống kê được hơn 4.000 người đã hoàn thành cự ly đăng ký, chiếm hơn 20% trên tổng số người tham dự.

ÁNH HỒNG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên