02/04/2019 14:25 GMT+7

Vì sao hình ảnh 'dựng xe buýt' luôn gắn liền với M.U?

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO – Kể từ lúc HLV Alex Ferguson ra đi, Manchester United (M.U) gần như lúc nào cũng gặp chỉ trích về mặt lối chơi. Và "dựng xe buýt" trước khung thành là hình ảnh thường xuyên được đề cập đến khi nói về M.U.

Vì sao hình ảnh dựng xe buýt luôn gắn liền với M.U? - Ảnh 1.

M.U vẫn luôn gắn liền với hình ảnh "dựng xe buýt" thời hậu Sir Alex Ferguson - Ảnh: REUTERS

Câu chuyện mới nhất liên quan tới chủ đề này là cuộc tranh cãi trên truyền thông giữa HLV Ole Gunnar Solskjaer của M.U và người tiền nhiệm Louis Van Gaal. 

Theo đó, chiến lược gia người Hà Lan đã gây tranh cãi hồi tuần trước sau khi nhận xét đội bóng của Solskjaer chơi theo kiểu "dựng xe buýt".

Vì sao hình ảnh dựng xe buýt luôn gắn liền với M.U? - Ảnh 2.

"Van Gaal có quyền nói ra ý kiến của mình. Chúng tôi đã quan sát qua nhiều trận. Một số trận chúng tôi gây được áp lực lớn và kiểm soát trận đấu trước đối thủ. 

Ông ấy có lẽ đã nói nhiều hơn về trận gặp Paris Saint-Germain, trận đấu mà chúng tôi đã phòng thủ rất tốt trong các tình huống cần thiết cũng như chơi phản công rất hay", Solskjaer phân trần.

Vì sao hình ảnh dựng xe buýt luôn gắn liền với M.U? - Ảnh 3.

HLV Solskjaer cũng chưa thể giúp M.U thoát khỏi hình ảnh "dựng xe buýt" - Ảnh: REUTERS

Cuối tuần qua, tuy thắng Watford 2-1 nhưng xét về thống kê đơn thuần, người hâm mộ đội bóng thành Manchester khó có thể tự hào. 

Trên sân nhà, họ kiểm soát bóng nhỉnh hơn Watford (52% so với 48%) nhưng chỉ có 8 cú sút so với... 20 của đối phương. M.U cũng phải phạm lỗi 14 lần (so với 9 bên phía Watford) trong quá trình mà Solskjaer gọi là "giành và kiểm soát bóng".

Tất cả những điều này tạo cảm giác M.U thắng nhưng chưa thể thắng thoải mái và kịch bản thắng trận như vậy tương tự như khi họ vượt qua Paris Saint-Germain ở Champions League.

Nhưng những người ủng hộ Solskjaer có quyền đặt câu hỏi ngược lại: Phải chăng Van Gaal không đá phòng ngự?

Thực chất là có. Vị HLV mang trong mình dòng máu Hà Lan – một nền bóng đá có truyền thống tấn công rực lửa, thậm chí còn bị đánh giá đã áp đặt lối chơi gây buồn chán nhất trong số những người dẫn dắt M.U sau thời Sir Alex.

Vì sao hình ảnh dựng xe buýt luôn gắn liền với M.U? - Ảnh 4.

Vào tháng 10-2015, cựu tiền vệ Paul Scholes từng khẳng định nếu có đá cho M.U của Van Gaal thì "tôi chẳng thể nào vui vẻ nổi với đội bóng này". Scholes nói: "Họ thiếu mạo hiểm và sự sáng tạo. 

Có vẻ ông ta (Van Gaal) không muốn các cầu thủ đánh bại đối phương và ghi bàn. Đây không phải phiên bản MU mà tôi muốn chơi bóng cùng".

Dĩ nhiên, một số cổ động viên M.U cũng chẳng ưa gì Scholes hay Gary Neville – những cựu danh thủ lẫy lừng nhưng trong vai trò bình luận viên truyền hình đã không ngần ngại chỉ trích câu lạc bộ.

Và nếu nói nội bộ M.U như một gánh xiếc, thì thực tế chẳng một HLV nào không dính chỉ trích về lối chơi cả. Sau khi HLV David Moyes kế thừa thất bại Sir Alex, hàng loạt người khác thay thế cũng chẳng giúp tình hình thay đổi mấy. 

Đơn giản như The Sun trong một bài viết tháng 12-2017 đã đặt câu hỏi: Louis Van Gaal và Jose Mourinho – ai mới thực sự là nhà cầm quân đá chán nhất của M.U?

Vì sao hình ảnh dựng xe buýt luôn gắn liền với M.U? - Ảnh 5.

Một câu hỏi khác được đặt ra: "truyền thống phòng ngự dựng xe buýt trước khung thành" này do đâu mà có và nó có từ bao giờ?

Thực tế chỉ tính trong kỷ nguyên Giải Ngoại hạng Anh (Premier League), chuyện M.U đá tử thủ, đá chán ngắt đã xuất hiện không ít lần kể cả trong những năm tháng đẹp nhất thời Sir Alex.

Năm 2008, năm đỉnh cao của Cristiano Ronaldo trong màu áo đỏ lại là năm M.U phải thay đổi lối chơi. Từ chỗ đá tổng lực với bốn mũi nhọn gồm Ronaldo, Dimitar Berbatov, Wayne Rooney và Carlos Tevez, M.U của Sir Alex sẵn sàng chơi tiêu cực.

Dấu ấn rõ nhất là trận bán kết lượt đi Champions League 2007- 2008, khi M.U cầm chân Barcelona không bàn thắng ở Nou Camp. Còn trước đó, HLV Luciano Spalletti của AS Roma khẳng định M.U của Sir Alex dù thắng Roma 2-0 nhưng thể hiện lối đá "Ý hơn cả người Ý".

Vì sao hình ảnh dựng xe buýt luôn gắn liền với M.U? - Ảnh 6.

Đó là cách để đối thủ thừa nhận khả năng thích ứng tuyệt vời của M.U khi triển khai chiến thuật phòng thủ trứ danh kiểu Ý "catenaccio". Nói dễ hiểu, Sir Alex có thời điểm đã nâng khả năng phòng thủ của M.U lên thành một nghệ thuật và thực hiện nó một cách chủ động.

Sự chủ động này không được thể hiện ở các HLV đời sau. Hầu như tất cả những người kế nhiệm của M.U đều đá phòng ngự một cách miễn cưỡng hơn rất nhiều. M.U vẫn duy trì cái gọi là "sự lì lợm trong các trận đấu lớn" nhưng đó cũng chỉ là cách nói văn vẻ.

Những người phân tích thực tế hơn thì bảo rằng M.U nói đúng ra chỉ có thể thắng nếu phòng ngự co cụm và phản công chứ không thể giành 3 điểm bằng cách thống trị 90 phút trên sân.

Cách chiến thắng ở tư thế cửa trên như vậy không thể tự dưng có được. Nó phải được xây dựng  vì trước tiên, bạn phải ở thế cửa trên trước đã rồi mới thắng như thể "cửa trên". Thói quen chiến thắng là thứ quan trọng nhất mà M.U đã mất thời hậu Sir Alex.

Mà muốn tạo ra thói quen chiến thắng thì phải thắng bằng mọi giá. Cả Van Gaal lẫn Mourinho đều hiểu điều này, chỉ là họ không đủ thời gian để xây dựng mà thôi.

Vì sao hình ảnh dựng xe buýt luôn gắn liền với M.U? - Ảnh 7.
CLB Manchester United bổ nhiệm Solskjaer làm HLV chính thức CLB Manchester United bổ nhiệm Solskjaer làm HLV chính thức

TTO - Cuối cùng mọi dự đoán của truyền thông Anh đã trở thành sự thật khi CLB Manchester United đã bổ nhiệm HLV tạm quyền Ole Gunnar Solskjaer làm HLV chính thức của "quỷ đỏ" chiều 28-3.

NHẬT ĐĂNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên