01/09/2012 18:04 GMT+7

Từ Olympiad, nhìn về hành trình cờ vua Việt Nam

HLV LÂM MINH CHÂU
HLV LÂM MINH CHÂU

TTO - Nhân dịp Giải Olympiad cờ vua thế giới 2012 diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ, HLV Lâm Minh Châu có bài viết gửi đến Tuổi Trẻ Online. Theo HLV Châu, đây cũng là dịp để cờ vua Việt Nam "ôn cố tri tân".

TTO - Nhân dịp Giải Olympiad cờ vua thế giới 2012 diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ, HLV Lâm Minh Châu có bài viết gửi đến Tuổi Trẻ Online. Theo HLV Châu, đây cũng là dịp để cờ vua Việt Nam "ôn cố tri tân".

Giải Olympiad cờ vua thế giới là giải thi đấu thể thao bình đẳng nhất đối với những người khiếm khuyết khi các đội IBCA (đội khiếm thị), ICSC (đội khiếm thính) và IPCA (đội khuyết tật) đều tham dự.

Bất kỳ vận động viên cờ vua nào cũng mơ ước được tham gia Giải Olympiad cờ vua thế giới. Giải được FIDE (Liên đoàn Cờ vua thế giới) chính thức tổ chức từ năm 1927 tại London đến năm 1939 bị gián đoạn do Chiến tranh thế giới lần 2. Đến năm 1950 tại thành phố Dubrovnik, Nam Tư cũ nay thuộc Croatia, giải lần 9 được tổ chức hai năm một lần đến tận ngày nay.

HLV Lâm Minh Châu hiện là HLV trưởng đội cờ vua TP.HCM, là thành viên ban huấn luyện đội tuyển cờ vua quốc gia.

Đầu thập niên 80, HLV Châu bắt đầu làm quen với cờ vua và là một trong những người thầy đầu tiên của đại kiện tướng cờ vua Lê Quang Liêm. Ông cũng là người sát cánh cùng Quang Liêm trong các giải đấu quốc tế và thường xuyên có nhiều bài phân tích về cờ vua cho các diễn đàn cờ vua  và người yêu cờ.

Ngoài ra giải cũng được tổ chức bốn lần không chính thức, lần đầu tiên tại Paris trùng với Thế vận hội mùa hè 1924. Đến năm 1936, Berlin đã tổ chức giải lần thứ 3 song song với Thế vận hội mùa hè lần 11. Thoạt đầu giải chỉ có các đội mở (nam và nữ đấu chung), nhưng đến năm 1976 khi Israel nhận tổ chức đăng cai tại thành phố Haifa thì tổ chức hai đội riêng biệt nam và nữ. Đây cũng là giải bị chi phối lớn bởi chính trị khi một số liên đoàn từ chối tham dự và một số liên đoàn Ả Rập tổ chức giải riêng tại thời điểm giải chính thức diễn ra.

Huyền thoại cờ vua Garry Kaspasrov là kỳ thủ có kỷ lục bảy lần giành vương miện. Tại Olympiad lần thứ 37 Turin (Ý), một huyền thoại khác là Korchnoi Viktor giữ kỷ lục người lớn tuổi nhất khi tham dự giải lúc 75 tuổi.

Lúc đó tôi vẫn còn nhớ một kỳ lão thật sung sức ký tên tặng người hâm mộ vào sách hồi ký của mình. Olympiad này cũng là Olympiad cuối cùng thành tích thi đấu được tính theo thể thức cũ. Xếp hạng đội theo tổng điểm các cá nhân của đội. Huy chương cá nhân bàn thì căn cứ số phần trăm điểm đạt được trên tổng số ván đấu của đấu thủ đó, nên đôi khi xảy ra tình trạng trớ trêu đội mạnh hơn không phải là đội chiến thắng như trường hợp đội Trung Quốc ở giải này chỉ có 8 trận thắng và 1 trận hòa lại xếp trên đội Mỹ và Israel với 9 thắng và 3 trận hòa. Hoặc các huy chương bàn là những cái tên lạ với làng cờ thế giới.

Năm 2008 tại Dresden (Đức), thể thức thi đấu công bằng hơn cho nam và nữ khi mỗi đội đều có 1 đội trưởng và 5 vận động viên, 4 chính thức và 1 dự bị ( trước đó là 6 nam và 4 nữ, nam đấu 4 bàn, nữ đấu 3 bàn), cách thức xếp hạng cũng hợp lý hơn khi tính điểm đội bằng tổng số trận thắng và huy chương bàn trên cường số thi đấu (performance), số trận đấu cũng ít đi 11 trận so với trước đây 14 trận cho nam và 13 trận cho nữ.

Giải Olympiad cờ vua luôn là mối quan tâm hàng đầu của giới chuyên môn cũng như người hâm mộ trên toàn thế giới.

Giải lần này quy tụ số lượng kỷ lục với 158 đội tham dự với trên 1.700 người. Đại kiện tướng đầu tiên châu Á Eugenio Torre - sinh năm 1951, người Philippines - đã phá kỷ lục của L. Portisch (Hungary) là kỳ thủ tham dự nhiều Olympiad nhất (21 lần so với 20 của Portisch). Lần đầu ông tham dự là năm 1970 và từ đó đến nay chỉ vắng mặt năm 2008 ở Dresden.

Đội chủ nhà Thổ Nhĩ Kỳ đề cử đến ba đội. Ngoài đội chính thì hai đội của họ là đội thanh niên (tuổi trung bình 16, có tên Thổ Nhĩ Kỳ 2016) và thiếu niên (tuổi trung bình 8, có tên Thổ Nhĩ Kỳ 2023), với tầm chiến lược đào tạo lứa vận động viên trẻ cho năm 2016 và 2023. Sau bốn trận, đội 2016 có hai trận thắng và đội 2023 có một trận thắng là một kết quả khả quan.

Đội tuyển Việt Nam lần đầu tiên tham dự Giải Olympiad cờ vua thế giới năm 1990 tại Novi Sad, Nam Tư cũ. Các VĐV vinh dự lần đầu tiên tham dự là Đặng Tất Thắng (kiêm đội trưởng), Từ Hoàng Thông, Đào Thiên Hải, Hồ Văn Huỳnh, Nguyễn Anh Dũng và Cao Sang.

Về phía nữ, đội trưởng là huấn luyện viên Nguyễn Phước Hạnh và bốn vận động viên Pham Ngọc Thanh, Mai Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Kim Ngân, Phan Huỳnh Băng Ngân.

Thành tích cao nhất của đội tuyển Việt Nam là hạng 9 đồng đội nam tại Dresden (Đức) năm 2008 và hạng 11 nữ tại Bled, Slovenia năm 2002.

Cũng tại năm này, đại kiện tướng Hoàng Thanh Trang đạt thành tích cá nhân cao nhất với huy chương vàng bàn 1.

Giải Olympiad cờ vua năm 2012, đại kiện tướng Đào Thiên Hải là vận động viên Việt Nam đánh dấu số lần tham dự nhiều nhất với 11 lần tham dự, vượt qua đại kiện tướng Từ Hoàng Thông 10 lần tham dự.

Đội nam Việt Nam với đội hình trẻ gây chú ý cho giới truyền thông và hâm mộ khi toàn bộ bốn trận đầu đều được trang web cờ nổi tiếng www.chessbomb.com truyền các ván đấu trực tiếp. Tuy nhiên do sự cố kỹ thuật, vòng 1 và vòng 4 có chút sai sót làm thót tim người yêu cờ Việt Nam.

Hy vọng, với sự khởi đầu khá tốt này, cờ vua VN sẽ tiếp tục gặt hái những thành công trên đấu trường quốc tế. Về phần mình, tại giải lần này do bị tai nạn giao thông vào giờ chót phải bỏ lỡ cơ hội tham dự, nhưng tôi luôn dõi theo từng bước đi của các kỳ thủ VN, trong đó có Lê Quang Liêm - cậu học trò cưng của tôi.

HLV LÂM MINH CHÂU

HLV LÂM MINH CHÂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên