24/12/2019 08:58 GMT+7

Thịnh vượng bắt đầu từ đây

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Qua rà soát, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phát hiện điểm nghẽn thể chế với 20 điểm chồng chéo ở các luật liên quan đến thủ tục đất đai, quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, nhà ở...

"Nếu được tháo gỡ sẽ tạo động lực mới, đưa nhanh nguồn vốn đầu tư của xã hội vào sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế những năm tới không chỉ 7%, mà có thể 8-9%" - ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch VCCI, nhận định trong cuộc gặp với Thủ tướng ngày 23-12.

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế 6-7% trong những năm qua đã góp phần đưa diện mạo đất nước thay đổi từng ngày, đời sống người dân khấm khá hơn. Nếu điểm nghẽn được tháo gỡ, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trôi chảy, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân, tăng trưởng kinh tế cao hơn, chắc chắn đất nước còn nhiều thay đổi trong những năm tới. Vì thế, tháo gỡ điểm nghẽn, tạo thuận lợi cho mọi doanh nghiệp làm ăn cũng chính là nền tảng để hiện thực hóa mục tiêu "Việt Nam thịnh vượng".

Các điểm nghẽn này, theo VCCI, là rào cản lớn nhất khi triển khai dự án, dẫn tới thời gian triển khai các dự án đầu tư kéo dài nhiều năm, vuột mất cơ hội thị trường, thậm chí có khi đẩy doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản.

Đề xuất phải xóa điểm nghẽn trong thể chế, ông Vũ Tiến Lộc thay mặt cộng đồng doanh nghiệp không chỉ khẳng định cộng đồng doanh nghiệp luôn là mũi chủ công để đưa đất nước hùng cường, thịnh vượng như mục tiêu của Chính phủ mà còn cho thấy cải cách thể chế chính là phát huy nội lực, giải phóng nguồn lực, tạo ra những bước phát triển mới cao hơn, mạnh hơn.

Nếu cơ chế chính sách không sớm được sửa đổi, nhà đầu tư khó có thể đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án - điều mà bao lâu nay hầu hết các dự án, nhất là các công trình giao thông, đều có điệp khúc chậm tiến độ và đội vốn. Điều này đồng nghĩa với việc lãng phí rất lớn nguồn lực của xã hội.

Sửa điểm nghẽn thể chế là cực kỳ phức tạp vì liên quan đến nhiều luật. Nhưng chậm sửa sẽ để lại những hệ lụy to lớn. Không chỉ doanh nghiệp tư nhân, ngay các dự án đầu tư công cũng khó xoay trở. Trong năm 2019, sốt ruột về việc giải ngân đầu tư công ì ạch, Chính phủ đã tổ chức hội nghị với các bộ ngành để giải quyết các nút thắt về đầu tư công. 

Tuy nhiên, theo Kho bạc Nhà nước, giải ngân đầu tư công mới đạt 61% kế hoạch giao dù còn gần chục ngày nữa là kết thúc năm. Ước tính đến hết ngày 31-1-2020, thời điểm hết hạn giải ngân đầu tư công của năm nay, tỉ lệ vốn giải ngân cũng chỉ đạt khoảng 80%...

Chưa khi nào khát vọng làm giàu của từng cá nhân, doanh nghiệp lên cao như hiện nay. Trong bối cảnh đó, cái cần lớn nhất đó chính là những động lực mới. Động lực mới ở đây không phải là vốn, đất đai... mà chính là cải cách thể chế, chính sách thông thoáng để mọi người, mọi doanh nghiệp tự tin, hăng hái sản xuất kinh doanh. Còn tồn tại điểm nghẽn trong thể chế sẽ còn tâm lý ngại ngần, sẽ xảy ra tình trạng có tiền nhưng không dám đầu tư, có ý tưởng nhưng không dám thực hiện…

Ấn tượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở khu vực Ấn tượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở khu vực

Là sự kiện kinh tế quốc tế lớn, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Horasis 2019 (Horasis - Bình Dương 2019) đã thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến hàng chục quốc gia trên thế giới hội tụ tại Bình Dương.

NGỌC AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên