21/09/2023 09:24 GMT+7

Project Manager là gì và nghề này cần những yêu cầu nào?

Trong công ty, bạn thường nghe về vị trí Project Manager - quản lý dự án nhưng vẫn chưa biết trong thực tế vị trí này sẽ làm gì. Nhằm giải đáp những thắc mắc trên, mời bạn cùng theo dõi chia sẻ chi tiết về công việc Project Manager ngay sau đây!

1. Vị trí Project Manager là gì?

Project Manager (PM) là người được công ty/doanh nghiệp chỉ định, giao nhiệm vụ lên kế hoạch, thực thi, đo lường kết quả dự án theo mục tiêu ban đầu.

Có thể hiểu nôm na, Project Manager là vị trí có sức ảnh hưởng đến sự chi phối công việc của các dự án. Nhiệm vụ chính của họ là lên kế hoạch, dự trù ngân sách, phân phối nhân lực, tài liệu,... từ khi chuẩn bị cho đến khi dự án hoàn thành.

Project Manager là gì? - Ảnh: Internet

Project Manager là gì? - Ảnh: Internet

Thêm vào đó, người đảm nhiệm vai trò này cũng sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ dự án trước công ty/doanh nghiệp, đảm bảo mọi thứ được vận hành đúng tiến độ, liên tục theo dõi, báo cáo và cập nhật tiến trình cho các bên có liên quan.

2. Vai trò và nhiệm vụ của Project Manager

2.1 Vai trò

Trong một quy trình làm việc, công việc của Project Manager đóng vai trò như một người chủ trì, thực hiện lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh trong suốt quá trình dự án diễn ra. Họ đảm nhiệm vai trò phân chia công việc đến từng nhóm, cá nhân, theo dõi tiến độ, yêu cầu của dự án nhằm đảm bảo mọi việc diễn ra thuận lợi nhất. Do đó, Project Manager được xem là một vị trí hết sức quan trọng trong các công ty.

2.2 Nhiệm vụ

● Thực hiện giám sát tổng thể dự án về mọi mặt mà ít khi tham gia vào quá trình trực tiếp tạo ra kết quả.

● Tuyển dụng, xây dựng các đội nhóm phù hợp với tính chất công việc.

● Đảm bảo các công cụ, kỹ thuật cần thiết.

● Dự báo trước các rủi ro có thể gặp phải để chuẩn bị các phương án dự phòng.

● Là cầu nối để thực hiện các yêu cầu của ban giám đốc bằng cách phân chia nguồn lực, thời gian, công việc cho các bên liên quan.

3. Mô tả chi tiết công việc của Project Manager

3.1 Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án

● Làm việc trực tiếp với các bên liên quan như lãnh đạo công ty, đối tác, khách hàng,... để thống nhất về yêu cầu, mục tiêu dự án.

● Xây dựng kế hoạch tổng thể, từ đó chia nhỏ thành các giai đoạn cũng như đề xuất các chương trình để các bên liên quan cùng phối hợp nhằm theo sát mục tiêu.

● Đảm bảo các thông tin, nguồn lực cần thiết để tối ưu dự án.

Project Manager làm gì? Lập kế hoạch dự án - Ảnh: Internet

Project Manager làm gì? Lập kế hoạch dự án - Ảnh: Internet

3.2 Quản lý các bên liên quan đến dự án và quản lý nguồn lực

● Đóng vai trò là cầu nối, Project Manager cần đảm bảo luồng thông tin thông suốt, đồng bộ giữa các bên có liên quan (khách hàng, thành viên dự án,...).

● Phân bổ nhân sự, tài chính hợp lý cho các giai đoạn công việc, trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất thêm hay cắt giảm nguồn lực để phù hợp với tình hình thực tế, tránh lãng phí.

● Phân chia công việc cho các cá nhân, đội nhóm phù hợp với thế mạnh của từng người.

● Thường xuyên tham gia các cuộc họp với khách hàng để nắm rõ nhu cầu của họ cũng như cập nhật thông tin, báo cáo tiến độ và xử lý các vướng mắc để tìm hướng giải quyết với các bên liên quan.

Project Manager làm gì? Lập kế hoạch dự án - Ảnh: Internet

Project Manager làm gì? Lập kế hoạch dự án - Ảnh: Internet

3.3 Quản lý ngân sách, chất lượng và tiến độ dự án

● Theo dõi sát sao các đầu mục công việc của dự án, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.

● Giám sát các khoản chi ngân sách, tối ưu chi phí và phát hiện kịp thời các dấu hiệu biển thủ, chiếm đoạt tài sản để xử lý kịp thời.

● Thực hiện đo lường, đánh giá hiệu quả dự án bằng các công cụ chuyên môn.

Project Manager dự trù và quản lý ngân sách - Ảnh: Internet

Project Manager dự trù và quản lý ngân sách - Ảnh: Internet

3.4 Quản lý những rủi ro, xung đột của dự án

● Là người đứng ra giải quyết chính, làm việc với các bên liên quan để đưa ra giải pháp khắc phục vấn đề nếu có phát sinh xảy ra.

● Nếu vấn đề vượt tầm kiểm soát, cần báo cáo ngay lên cấp trên để xử lý.

● Cứng rắn, quyết đoán để đưa ra các quyết định cũng như mềm dẻo, khích lệ các thành viên làm việc với tinh thần thoải mái nhất để cùng hướng đến kết quả chung.

Project Manager quản lý nguồn lực con người - Ảnh: Internet

Project Manager quản lý nguồn lực con người - Ảnh: Internet

4. Yêu cầu tuyển dụng vị trí Project Manager

Để tuyển dụng Project Manager, các công ty thường đưa ra nhiều yêu cầu khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, CareerBuilder đã tổng hợp và lọc ra một số tiêu chí chung sau đây bạn có thể tham khảo:

● Tốt nghiệp trình độ đại học hoặc sau đại học với chuyên ngành liên quan.

● Tiếng Anh 4 kỹ năng tốt.

● Ưu tiên ứng viên có trên 3 năm kinh nghiệm.

● Hiểu rõ các nghiệp vụ chuyên môn của ngành nghề.

● Đã từng "thực chiến" nhiều dự án và đạt được thành tích nổi bật.

● Kỹ năng định hướng, lãnh đạo, giao tiếp tốt.

● Có tinh thần trách nhiệm cao, năng nổ, dám đương đầu với thách thức.

● …

Tuyển dụng Project Manager tại CareerBuilder - Ảnh: Internet

Tuyển dụng Project Manager tại CareerBuilder - Ảnh: Internet

5. Những kỹ năng cần có để trở thành một Project Manager giỏi

5.1 Kỹ năng lãnh đạo

Về bản chất, trong thực tế, vị trí Project Manager chính là người đứng đầu dự án, chịu trách nhiệm cho việc hoạch định, định hướng và lãnh đạo dự án đi theo đúng kế hoạch đã đề ra theo từng giai đoạn cụ thể.

5.2 Kỹ năng tổ chức/hoạch định

Trong một dự án, người được chọn là Project Manager bắt buộc phải có kỹ năng lập kế hoạch bởi đây được xem là công việc chính. Các bản kế hoạch này được tạo nên căn cứ vào mục tiêu chính, tổng thể, từ đó sẽ phân chia thành các mục tiêu nhỏ hơn tương ứng với các công việc cụ thể ở từng giai đoạn.

Một bản kế hoạch rõ ràng, chi tiết, đúng hướng và phù hợp với điều kiện thực tế sẽ giúp cho quá trình thực hiện diễn ra trôi chảy, suôn sẻ hơn và rút ngắn con đường tiến đến điểm đích. Đây được xem là nền tảng quan trọng, chi phối đến toàn bộ dự án cũng như kết quả cuối cùng của công việc.

5.3 Kỹ năng giao tiếp

Ngoài lãnh đạo, tổ chức, một Project Manager giỏi cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp. Nếu trước giờ bạn thường suy nghĩ: "Chỉ cần giỏi chuyên môn là được!" thì đó là quan niệm sai lầm.

Trong công việc, kỹ năng giao tiếp đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định đến yếu tố thành công của dự án cũng như sự thăng tiến trong tương lai. Project Manager được xem là một vị trí cấp cao, thường xuyên làm việc với đối tác, khách hàng, ban giám đốc, nhân viên cấp dưới,... Họ là người trình bày kế hoạch, dẫn dắt vấn đề, thuyết phục, phản biện,... nên việc ăn nói lưu loát, trôi chảy, logic, hợp hoàn cảnh là điều rất cần thiết.

Ngoài ra, với thế mạnh trong giao tiếp, bạn sẽ tạo ấn tượng tốt trước mọi người, đặc biệt là quản lý cấp cao trong công ty và sẽ được đánh giá là người khôn ngoan, dẫn đến có nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai hơn.

5.4 Kỹ năng quản lý rủi ro

Cuối cùng, nếu bạn đã hoặc đang có mong muốn trở thành một Project Manager giỏi thì đừng quên rèn luyện thêm kỹ năng quản lý rủi ro. Trong thực tế, công việc không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ theo kế hoạch ban đầu hay cụ thể hơn là sẽ có vô vàn những lý do chủ quan và khách hàng tác động làm trễ hay thay đổi một phần kế hoạch ban đầu của dự án.

Khi đó, Project Manager phải linh hoạt, có tư duy, tầm nhìn, dự đoán trước những rủi ro để chuẩn bị nhiều phương án dự phòng, kịp thời khắc phục sự cố để đưa tiến trình công việc trở về nhịp độ ổn định.

6. Mức lương Project Manager

Nếu bạn đã đủ kinh nghiệm, kỹ năng để tự tin trở thành một Project Manager thì mức lương sẽ cải thiện đáng kể đấy! Hiện nay, mức lương trung bình của Project Manager dao động từ 1000$ - 3000$, cao nhất có thể lên đến 5000$. Con số chính xác thường phụ thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề cũng như chính bản thân bạn.

Mức lương Project Manager là bao nhiêu? - Ảnh: Internet

Mức lương Project Manager là bao nhiêu? - Ảnh: Internet

7. Cơ hội thăng tiến của Project Manager

Một lần nữa, chúng tôi xin nhắc lại, Project Manager là vị trí cấp cao trong công ty và không phải ai cũng có thể đảm nhận được.

Sau khi ra trường, ít nhất bạn phải làm 4 - 5 năm trong nghề, "thực chiến" nhiều dự án thì mới đủ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm và tầm nhìn vĩ mô để đảm nhận chức vụ này.

Lấy một ví dụ cụ thể, tại CareerBuilder có rất nhiều cơ hội việc làm Project Manager ở mảng xây dựng. Ban đầu, một bạn sinh viên mới ra trường sẽ làm vị trí Kỹ thuật công trình, sau đó là Quản lý công trình và tiếp đến là Quản lý dự án (Project Manager).

Tuy đây là công việc đầy thách thức nhưng cũng không thiếu những cơ hội. Nếu năng lực của bạn tốt, thực hiện thành công nhiều dự án được lãnh đạo công ty công nhận thì khả năng thăng tiến trong công việc lên các vị trí cao hơn là Giám đốc dự án hay Giám đốc điều hành là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, hãy liên tục học hỏi kiến thức chuyên môn, trau dồi kỹ năng làm việc bạn nhé!

Tìm việc ngay tại CareerBuilder - Ảnh: Internet

Tìm việc ngay tại CareerBuilder - Ảnh: Internet

Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp cho bạn hiểu được chi tiết Project Manager là gì cũng như công việc của Project Manager cần thực hiện.

Hiện tại, trên website của CareerBuilder: https://careerbuilder.vn/ đang có rất nhiều việc làm Project Manager ở các công ty lớn với mức lương hấp dẫn, vì vậy, nếu bạn đang muốn tìm kiếm công việc thì tham khảo ngay nhé! Đừng quên liên lạc với chúng tôi thông qua hotline hay chat box để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

Cuối cùng, CareerBuilder xin chúc bạn luôn thành công trong sự nghiệp!

Cách nào để xóa bỏ "văn hóa hoài nghi"?Cách nào để xóa bỏ 'văn hóa hoài nghi'?

Không có công trình nào xây dựng trên sự ngờ vực mà đứng vững được cả. Để sếp tin tưởng, nhân viên có thể sẽ buộc phải làm việc kiệt sức, dẫn đến hiệu suất kém dần, gian lận, thậm chí 'chơi xấu' lẫn nhau để giữ được chỗ đứng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên