14/05/2005 00:09 GMT+7

Phim Giải phóng Sài Gòn: Chục tỉ đồng cho chục ngàn người xem!

ANH THƯ thực hiện
ANH THƯ thực hiện

TT - Sau hơn mười ngày công chiếu ở Hà Nội và TP.HCM, bộ phim Giải phóng Sài Gòn (GPSG) đã thu hút trên 12.000 khán giả, thu về khoảng 170 triệu đồng. Những con số đó có thể nói lên điều gì khi được đặt cạnh con số khác: 13,5 tỉ đồng tiền đầu tư chính thức?

eAfbS6hl.jpgPhóng to
Một cảnh trong phim
TT - Sau hơn mười ngày công chiếu ở Hà Nội và TP.HCM, bộ phim Giải phóng Sài Gòn (GPSG) đã thu hút trên 12.000 khán giả, thu về khoảng 170 triệu đồng. Những con số đó có thể nói lên điều gì khi được đặt cạnh con số khác: 13,5 tỉ đồng tiền đầu tư chính thức?

Nhà phát hành: khá nhất so với... những phim kém doanh thu

“So với các phim đề tài chiến tranh trước đây như Hà Nội 12 ngày đêm, Ký ức Điện Biên thì GPSG khá nhất về chất lượng phim lẫn lượng người xem”, đây là nguyên văn phát biểu của chị Hà Vị Thủy - quyền giám đốc Trung tâm Chiếu phim quốc gia (NCC, Hà Nội).

Số liệu được minh chứng, theo chị Thủy, là trên 4.000 lượt khán giả, doanh thu 71 triệu đồng tính từ ngày khởi chiếu 27-4 đến 8-5-2005 (phim vẫn còn chiếu đến 15-5).Trong khi đó tại TP.HCM, GPSG đã chiếu từ 28-4 đến 7-5-2005, với tổng cộng hơn 8.300 lượt khách và doanh thu chung cho hai điểm chiếu là gần 100 triệu đồng.

RldtKrhh.jpgPhóng to
Cảnh một nhóm quần chúng đón quân giải phóng vào Sài Gòn
Xem ra số tiền thu về mới chỉ khoảng 1,5 - 2% so với đồng vốn đầu tư (13,5 tỉ), không kể sự hỗ trợ về nhân sự, khí tài của quân đội trị giá nhiều tỉ nữa. Vậy mà cũng đã phải mừng, như ý kiến chị Thủy của NCC.

Cũng dễ... thông cảm thôi, dẫu là “muối bỏ biển” nhưng GPSG vẫn “ăn đứt” so với vài phim hoành tráng nêu trên. Tuy nhiên, dù chẳng ai đi lấy doanh thu làm tiêu chí duy nhất đánh giá bộ phim, nhưng thông qua doanh thu ít ỏi lại ngầm cho thấy lượng khán giả đến với phim - cần thẳng thắn thừa nhận - là còn thấp.

Người trong nghề: thiếu số phận, thừa cảnh giả

Vẫn duy trì cơ chế đặt hàng (?!)

Ông Nguyễn Phúc Thảnh, cục trưởng Cục Điện ảnh:

- Trong năm 2005, Nhà nước không bù lỗ cho các hãng phim nữa, tuy nhiên vẫn duy trì cơ chế đặt hàng để làm phim đề tài truyền thống, làm phim thể nghiệm. Nhà nước tài trợ căn cứ vào những sự kiện chính trị.

* Cục có nghĩ ra giải pháp nào để “chọn mặt gửi vàng”?

- Hiện nay Cục Điện ảnh đang soạn thảo để trình duyệt một qui chế quản lý về những phim do Nhà nước đặt hàng và tài trợ. Theo đó sẽ thông báo cho các hãng nắm, tập hợp các phương án (thời gian, kinh phí), tuyển chọn.

* Quan trọng là đầu tư hiệu quả, chấm dứt lãng phí?

- Tôi nghĩ hiện nay đang trong bước đầu của sự chuyển đổi, rồi dần dần cơ chế quản lý phim tài trợ sẽ tốt hơn.

Rất thẳng thắn với tư cách một đồng nghiệp, đạo diễn Lê Dân nói: "Làm phim chiến tranh hoành tráng, điện ảnh VN mình còn chưa đủ sức. Những cảnh lớn, ví dụ cảnh trận đánh phi trường, theo tôi, còn bị giả nhiều quá. Đừng tưởng làm phim chiến tranh dễ. Không đâu. Khi đạo diễn Phillip Noyce qua đây làm phim Người Mỹ trầm lặng lấy bối cảnh thời chiến tranh VN, phải cần đến cả một êkip hùng hậu với bảy, tám đạo diễn làm phó, quay nhiều máy cùng lúc, kỹ lưỡng đến mức có lúc quay được năm cảnh một ngày là tối đa. Điện ảnh VN chưa đủ công nghệ hiện đại để dàn cảnh qui mô. Tôi cho là nên liên kết với nước ngoài, nhờ các đạo diễn, chuyên viên kỹ thuật, cameraman nước ngoài để vừa làm vừa học công nghệ của họ”.

Nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn phân tích: “Tôi luôn tin khán giả. GPSG chưa thu hút khán giả như mong muốn, chắc chắn phải có lý do. Chúng ta dựng một số đại cảnh qui mô, có sự kiện nhưng phần lớn lại không có con người. Nói cách khác, có sự kiện nhưng rất ít thấy số phận. Phim còn quá câu nệ vào sự thật ngoài đời mà quên rằng trên phim ảnh lại cần đến một sự thật khác nhằm tạo ấn tượng sâu sắc, là sự thật của sáng tạo nghệ thuật. Phim ôm đồm nhiều quá, mỗi nhân vật chỉ điểm xuyết chút chút. Trong phim không có sự vận động tự thân của đường dây câu chuyện, mà chạy theo ý muốn chủ quan của người làm phim, xem từng đoạn phim thì tốt nhưng xuyên suốt bộ phim thì lại bị ngắt vụn”.

Từ hàng ghế khán giả: hết tiền, hết giờ, hay hết sức?

Một người có nickname “phanxine” trên mạng www.yxine.com, luôn tích cực theo dõi đời sống điện ảnh, có những câu hỏi rất thú vị:

Đoạn cuối của phim bị thể hiện đuối sức. Xe tăng tông cổng dinh Độc Lập lúc mấy giờ? Không biết. Anh chiến sĩ lái xe tăng ấy tên gì? Cảm xúc anh lúc ấy ra sao? Không biết. Ai là người cầm lá cờ chạy lên nóc dinh Độc Lập để treo? Không biết. Treo lúc mấy giờ? Không biết. Treo như thế nào? Không biết. Người dân Sài Gòn khi nghe đài phát lời ông Dương Văn Minh ra sao? Không biết… Đột nhiên phim hết. Vì hết tiền? Vì hết giờ? Hay vì hết sức?...

Anh Trần Văn Lượng (Q. Phú Nhuận, TP.HCM):

Thú thật nhiều cảnh đấu pháo ì đùng, rồi trực thăng đổ quân, xe tăng càn lướt, tôi xem thấy rất có không khí. Tiếc là cảnh người Sài Gòn đón quân giải phóng, tôi nghĩ những nhà làm phim chưa đầu tư kỹ, chỉ thấy từng nhúm quần chúng giơ cờ vẫy vẫy, có những cán bộ đứng tuyên truyền, nhưng mà tâm trạng của người dân ra sao thì thoáng qua, không đủ ấn tượng.

Theo tôi hiểu, ai đi xem phim mà không muốn xem chuyện con người với những mảnh đời được xoáy sâu… Nói phim GPSG xem được không thì tôi cho là cũng xem được đấy, xem đã con mắt nhưng để phải nhớ đến vài tháng sau, đến năm sau thì... không biết nhớ nổi không, nhớ cái gì.

Người sĩ quan Trần Du với vợ con trong phim có nỗi niềm riêng tư, tôi có chú ý, tiếc là nỗi niềm ấy cũng không phải mới vì trước đây trong một số phim, một số truyện tôi cũng đã xem, đã đọc rồi nên xem lại bị cảm giác là minh họa.

Đấu thầu dự án làm phim?

“Chúng tôi thường phải chứng kiến có những phim Nhà nước đặt hàng vì một ưu đãi nào đó chứ không hoàn toàn vì chất lượng cuối cùng của bộ phim. Làm phim không ra gì thì đổ lỗi cho thị hiếu khán giả. Tôi cho như thế là không công bằng và xúc phạm đến khán giả. Rõ ràng là phải cần thay đổi, cần có đấu thầu dự án công khai. Nhưng cho đến giờ thì tôi vẫn chưa nhìn thấy tín hiệu gì cả”.

Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã (Hãng Phim truyện VN)

“Việt Nam sắp vào WTO thì việc mở rộng thành phần kinh tế là một điều kiện tiên quyết, kể cả trong điện ảnh, vì phim ảnh cũng là một sản phẩm hàng hóa, cũng phải tuân theo luật chơi chung.

Việc Nhà nước đặt hàng làm phim (kể cả phim truyện, tài liệu, hoạt hình, miền núi) cần được công bố rộng rãi từ đầu năm cho mọi người biết. Sau đó tổ chức tuyển chọn công khai để tìm ra phương án tối ưu (kịch bản tốt nhất, những người thực hiện đáng tin cậy nhất, kinh phí hợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng...) theo hình thức đấu thầu dự án”.

Đạo diễn Đặng Nhật Minh

ANH THƯ thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên