29/08/2023 16:51 GMT+7

Nút thắt quốc lộ 13 chờ nghị quyết 98 'giải cứu' hiện tắc nghẽn ra sao?

Hàng chục năm qua, quốc lộ 13 (đoạn từ cầu Bình Triệu đến ngã tư Bình Phước) tắc nghẽn nghiêm trọng "bóp nghẹt" giao thông TP.HCM. Đồng thời cản trở sự thông thương kết nối với các tỉnh lân cận như Bình Dương, Bình Phước...

Vào các khung giờ cao điểm từ 7h30 - 9h sáng và 4h30 đến 19h tối, lượng xe đổ dồn vào quốc lộ 13 rất đông đúc. Xe máy, ô tô ken đặc trên đường, nhất là tại đoạn giao giữa quốc lộ 13 với đường Hiệp Bình kẹt cứng.

Vào các khung giờ cao điểm từ 7h30 - 9h sáng và 4h30 đến 19h tối, lượng xe đổ dồn vào quốc lộ 13 rất đông đúc. Xe máy, ô tô ken đặc trên đường, nhất là tại đoạn giao giữa quốc lộ 13 với đường Hiệp Bình kẹt cứng.

Mới đây, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất ưu tiên đầu tư nâng cấp và mở rộng 5 tuyến đường hiện hữu bằng phương thức BOT với tổng vốn 37.000 tỉ đồng, theo cơ chế mới từ nghị quyết 98. Trong đó có dự án mở rộng quốc lộ 13 đang được người dân mong chờ giải quyết nhu cầu đi lại, phục vụ phát triển kinh tế, kết nối liên tỉnh.

Những ngày qua, Tuổi Trẻ Online ghi nhận tình trạng ùn tắc xảy ra "như cơm bữa" tại tuyến này. Hiện đoạn quốc lộ 13 qua địa bàn TP.HCM chỉ 4-6 làn xe, có đoạn chỉ 4 làn dẫn tới "thắt cổ chai" trầm trọng. Người dân đi lại khó khăn, đoạn đường 5km nhưng phải chen chúc mất hơn 30 phút vào các khung giờ cao điểm.

Nỗi ám ảnh lớn nhất với người dân đi lại qua đây là những lúc có tàu lửa chạy ngang qua, dòng người phải dừng lại chờ rồi dẫn tới kẹt xe trễ giờ.

Nỗi ám ảnh lớn nhất với người dân đi lại qua đây là những lúc có tàu lửa chạy ngang qua, dòng người phải dừng lại chờ rồi dẫn tới kẹt xe trễ giờ.

Nghiêm trọng hơn, quốc lộ 13 nhanh chóng bị ngập khi trời mưa. "Combo mưa - ngập - kẹt xe" trở nên quá quen thuộc trong mùa mưa.

Nghiêm trọng hơn, quốc lộ 13 nhanh chóng bị ngập khi trời mưa. "Combo mưa - ngập - kẹt xe" trở nên quá quen thuộc trong mùa mưa.

Anh Đinh Thanh Hùng - người bán quán cơm trên đường - cho biết quốc lộ 13 nắng thì bụi bặm, mưa thì ngập. Nhiều xe bị ngập chết máy dẫn bộ lội nước, số khác thì chạy lên vỉa hè vì sợ sóng nước xô ngã. "Hàng quán xung quanh cũng khổ theo, chúng tôi nghe dự án mở rộng đường hơn 20 năm rồi nhưng chưa thấy làm", anh Hùng nói.

Anh Đinh Thanh Hùng - người bán quán cơm trên đường - cho biết quốc lộ 13 nắng thì bụi bặm, mưa thì ngập. Nhiều xe bị ngập chết máy dẫn bộ lội nước, số khác thì chạy lên vỉa hè vì sợ sóng nước xô ngã. "Hàng quán xung quanh cũng khổ theo, chúng tôi nghe dự án mở rộng đường hơn 20 năm rồi nhưng chưa thấy làm", anh Hùng nói.

Hình ảnh một số người đi xe máy "liều mình" đi ngược chiều để né dòng kẹt xe rất nguy hiểm, dễ gây tai nạn giao thông. Theo tìm hiểu, quá trình triển khai quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP.HCM khá trầy trật. Từ năm 2002 đến nay, dự án đã trải qua nhiều lần đổi chủ đầu tư nhưng vẫn không xong. Đến năm 2017, nghị quyết 437 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tạm dừng hình thức BOT trên đường hiện hữu nên dự án đứng bánh đến nay. TP.HCM cũng từng dự kiến sẽ làm đoạn đường này bằng vốn ngân sách với gần 10.000 tỉ đồng nhưng chưa thể cân đối.

Hình ảnh một số người đi xe máy "liều mình" đi ngược chiều để né dòng kẹt xe rất nguy hiểm, dễ gây tai nạn giao thông. Theo tìm hiểu, quá trình triển khai quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP.HCM khá trầy trật. Từ năm 2002 đến nay, dự án đã trải qua nhiều lần đổi chủ đầu tư nhưng vẫn không xong. Đến năm 2017, nghị quyết 437 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tạm dừng hình thức BOT trên đường hiện hữu nên dự án đứng bánh đến nay. TP.HCM cũng từng dự kiến sẽ làm đoạn đường này bằng vốn ngân sách với gần 10.000 tỉ đồng nhưng chưa thể cân đối.

Đến nay, nghị quyết 98 đã tạo một cơ chế đặc biệt cho TP.HCM, chấp thuận áp dụng hợp đồng BOT trên đường hiện hữu. Qua đánh giá, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã lên danh mục ưu tiên 5/107 dự án phù hợp làm BOT, trong đó có quốc lộ 13. Trong ảnh là đoạn hướng từ cầu Ông Dầu về đường Phạm Văn Đồng. Đây là điểm “thắt cổ chai” khiến xe cộ ùn tắc kéo dài, người dân khó vào sân bay hay trung tâm TP.

Đến nay, nghị quyết 98 đã tạo một cơ chế đặc biệt cho TP.HCM, chấp thuận áp dụng hợp đồng BOT trên đường hiện hữu. Qua đánh giá, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã lên danh mục ưu tiên 5/107 dự án phù hợp làm BOT, trong đó có quốc lộ 13. Trong ảnh là đoạn hướng từ cầu Ông Dầu về đường Phạm Văn Đồng. Đây là điểm “thắt cổ chai” khiến xe cộ ùn tắc kéo dài, người dân khó vào sân bay hay trung tâm TP.

Cơ chế mới này mở ra cơ hội sớm triển khai mở rộng quốc lộ 13 sau hơn 2 thập niên trầy trật đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển ngày càng tăng. Nhiều người dân, chuyên gia kỳ vọng không lâu nữa loạt "nút thắt" cổ chai ở cửa ngõ TP.HCM sẽ được tháo gỡ bằng các dự án giao thông. Không chỉ vậy, đây còn là tiền đề giải quyết các vấn đề hạ tầng giao thông, kéo giảm ùn tắc, tăng kết nối liên vùng.

Cơ chế mới này mở ra cơ hội sớm triển khai mở rộng quốc lộ 13 sau hơn 2 thập niên trầy trật đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển ngày càng tăng. Nhiều người dân, chuyên gia kỳ vọng không lâu nữa loạt "nút thắt" cổ chai ở cửa ngõ TP.HCM sẽ được tháo gỡ bằng các dự án giao thông. Không chỉ vậy, đây còn là tiền đề giải quyết các vấn đề hạ tầng giao thông, kéo giảm ùn tắc, tăng kết nối liên vùng.

Hạ tầng TP.HCM chuyển mình từ cơ chế mới

Nghị quyết 98 của Quốc hội 'Về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM' được coi là đòn bẩy cho hạ tầng TP.HCM. Rất nhiều công trình hạ tầng quan trọng của TP đang chờ đợi, thậm chí tắc nghẽn hàng thập niên được kỳ vọng sẽ bật dậy và khơi thông từ cơ chế đặc thù này.

Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, nghị quyết 98 được thông qua sẽ giúp TP tháo gỡ một số dự án BT ký hợp đồng trước ngày Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) có hiệu lực. Chẳng hạn như dự án đoạn 3 đường vành đai 2 từ đường Phạm Văn Đồng - quốc lộ 1 (TP Thủ Đức).

Đối với các dự án mới, TP.HCM đang lập đề xuất một số dự án BT thanh toán bằng tiền (trả chậm), BOT trên trục đường chính đô thị, đường trên cao như mở rộng quốc lộ 22, cầu đường Bình Tiên, quốc lộ 13...

Gỡ "nút thắt cổ chai" cho cửa ngõ TP.HCMGỡ 'nút thắt cổ chai' cho cửa ngõ TP.HCM

Trong danh mục đã được Sở GTVT TP.HCM xây dựng theo cơ chế mới từ nghị quyết 98, TP.HCM sẽ ưu tiên đầu tư nâng cấp và mở rộng năm tuyến đường hiện hữu theo phương thức BOT, với tổng vốn 37.000 tỉ đồng.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên