20/07/2019 12:04 GMT+7

Nhờ thể thao, tôi đã sống 'hòa bình' cùng bệnh phù thủng

ĐỖ TUÂN SẮC
ĐỖ TUÂN SẮC

TTO - Tôi bị bệnh phù thủng ngay từ khi còn là học sinh cấp 2. Lúc đó, mỗi lần di chuyển, tôi vô cùng đau khổ vì đôi chân như đang phải mang vác theo hai cặp tạ sắt.

Nhà nghèo, lại đông con nên tôi phải tự lo cho mình. Một lần tôi có uống thuốc nên đi tiểu nhiều, chân bớt sưng nhưng mắt mờ đi, vài hôm sau bệnh tái phát. Tôi bỏ thuốc, chuyển sang ăn cơm gạo lứt, bệnh có thuyên giảm nhưng gia đình khó khăn, tôi đâu được ăn cơm gạo lứt thường xuyên.

Tôi liền chuyển sang tập thể thao mong trị được căn bệnh quái ác trên. Nhà gần sân vận động Hoa Lư, nên mỗi buổi sáng tôi chạy bộ (môn thể thao không tốn tiền) nhiều vòng sân. Kết quả thật bất ngờ, nhờ chạy bộ mà tôi được phần nào lành bệnh, đi lại, chạy nhảy dễ dàng, nhanh nhẹn.

Lớn lên, khi đã có nghề nghiệp với thu nhập ổn định và có gia đình thì tôi và vợ con lại đối diện một nỗi lo lớn: thỉnh thoảng khi tôi lấy ngón tay ấn vào chân của mình thì chỗ ấn ấy lún sâu vào, một lúc sau mới trở lại bình thường.

Vợ khuyên tôi đi khám bệnh, nhưng do biết rõ bệnh của mình nên tôi tìm đến bóng chuyền. Tôi lại tìm được nhiều niềm vui vì bóng chuyền là môn thể thao đối kháng có thi đấu sôi nổi với các đội bạn, thỉnh thoảng lại được mời đi đấu giải cấp... địa phương. 

Bệnh tôi có giảm nhưng không hết hẳn, nên tôi quyết tâm tập luyện thường xuyên, lấy thể thao để trị bệnh; nhiều sân bóng chuyền trong thành phố có in dấu giày của tôi dù tôi đã ở tuổi trung niên. Nhiều bạn bè gọi tôi là "hảo thủ", nhưng vui nhất vẫn là nhìn đôi chân của tôi lành lặn, bình thường!

Thấy chồng khỏe mạnh nhờ thể thao, bà xã tôi cũng tập thể dục vào buổi sáng và buổi tối ngoài công viên, nhờ đó không còn than phiền nhức chân mỗi khi bước lên cầu thang. Còn con gái của tôi thì mua về một cái cân đĩa nhỏ để kiểm tra trọng lượng sau một tháng (bắt chước mẹ) tập thể duc... trong nhà.

Vậy có thể nói vui là gia đình tôi sống khỏe nhờ thể thao!

Mời bạn đọc tham gia cuộc thi "Khỏe cho mình - Khỏe cho gia đình"

Bài viết bằng chữ tiếng Việt, độ dài tối đa 1.000 chữ, kể lại những câu chuyện có thật, có bài học sâu sắc, có tính lan tỏa tích cực đến cộng đồng. Cuộc thi kết thúc và trao thưởng trong tháng 9-2019.

Các giải thưởng giá trị bao gồm: giải nhất 20 triệu đồng, giải nhì 10 triệu đồng, 2 giải ba mỗi giải 5 triệu đồng và 10 giải khuyến khích mỗi giải 1 triệu đồng.

Cuối mỗi bài viết vui lòng ghi rõ thông tin về tác giả: địa chỉ, số điện thoại và email liên hệ.

Bài thi gửi về: báo Tuổi Trẻ, số 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, Việt Nam hoặc email: khoechominh@tuoitre.com.vn

Bài dự thi (cùng ảnh hoặc clip nếu có) gửi qua email vui lòng ghi: bài dự thi "Khỏe cho mình - Khỏe cho gia đình".

10 năm đánh bại cái yếu 10 năm đánh bại cái yếu

TTO - Má kể, ngày tôi sinh ra chỉ nặng cỡ 2 ký, lại bị bệnh vàng da nên rất còi cọc, ốm yếu, phần ngực lõm sâu vào bên trong, có thể để cả cái cùm tay của má vô được.

Nhờ thể thao, tôi đã sống hòa bình cùng bệnh phù thủng - Ảnh 3.

ĐỖ TUÂN SẮC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên