11/02/2021 18:28 GMT+7

Mâm Tết ba miền tống cựu nghinh tân như thế nào?

ĐỖ LONG
ĐỖ LONG

TTO - Năm nay dịch COVID-19 vẫn còn hoành hành khắp Trái đất, không khí Tết có thể cũng bị ảnh hưởng, nhưng mâm cỗ cúng bái ông bà những ngày Tết chắc vẫn được duy trì bởi truyền thống uống nước nhớ nguồn, tống cựu nghinh tân.

Mâm Tết ba miền tống cựu nghinh tân như thế nào? - Ảnh 1.

Dịp Tết Nguyên đán là thời khắc nhà nhà lo dọn dẹp, từ trong ra ngoài, từ bàn thờ tổ tiên cho đến cửa nẻo bếp núc.

Dù người lười cỡ nào cũng nghĩ ngay việc phải sắm cho mình bộ quần áo mới, nếu có gia đình thì việc lo tăng lên. Và tùy vào khả năng chi tiêu, ai ai cũng phải theo quy luật "tống cựu nghinh tân" tiễn biệt một năm cũ vất vả và cầu mong một năm mới bình an, tốt lành hơn. 

Thờ phụng tổ tiên, cúng bái theo phong tục của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền có khác nhau nhưng đều có một điểm chung là tôn trọng truyền thống do người xưa để lại. 

 Ngay cả dùng từ "Tống" theo Hán văn cũng có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng: đó là tổ chức lễ lộc tiễn biệt, chứ không phải như nhiều người nghĩ là tống khứ, đuổi đi. Tống cựu: tiễn biệt năm cũ đồng nghĩa tổ chức lễ lộc cúng kiến tri ân năm tốt giúp làm ăn, thuận lợi; gia đình, người thân bình an, thuận hòa, con cháu học hành tiến bộ.

Những ai năm cũ vất vả, khó khăn thì cũng tổ chức cúng bái tiễn biệt những điều chưa lành, chưa như ý muốn để cầu mong sang năm mới tốt hơn, thành công hơn. 

Nghinh tân: những mới lạ mọi người mong chờ cũng sẽ được bày biện cúng kiến theo lễ tục truyền từ đời này sang đời khác, không mai một đi vì con người ngày càng tiếp cận các nền văn hóa dễ dàng, nhanh chóng hơn, và đặc biệt là con người ngày càng mê tín hơn. Nói về cúng bái, bày biện mâm cỗ thì có lẽ miền Bắc cầu kỳ hơn nhiều.

Mấy năm trước, nhân một dịp tết tại Hà Nội, gặp người bạn là bác sĩ mời dự buổi tiệc mâm cỗ tết kiểu gia đình Bắc, theo truyền thống xưa thì mâm cỗ chỉ gồm "bốn bát, bốn đĩa" chỉ tứ phương, tứ thời. 

Bốn bát gồm: bát chân giò hầm măng; bát bóng thả; bát nắm mọc thả, bát miếng dong. Bốn đĩa gồm: đĩa thịt lợn, đĩa thịt gà, đĩa giò lụa, đĩa chả quế. Bây giờ thì biến hóa: "sáu bát, sáu đĩa" hoặc 'tám bát, tám đĩa". 

Theo nghĩa đồng âm Hán văn là 6: lục - lộc, bát - phát. Như vậy những bát, đĩa thêm sau này thường là: bát su hào, bát gà tần, bát chim câu, bát bào ngư. Đĩa giò thủ, đĩa thịt đông, đĩa nem rán, đĩa nộm su hào với lạc rang. Và còn có thêm đĩa bánh chưng ăn với hành hương ngâm dấm hoặc muối, rồi lại có nồi cá kho riềng vốn rất phổ biến sau này mỗi dịp lễ tết. 

Đặc trưng mâm cỗ miền Trung có lẽ là cố đô Huế, nếu chiếu theo phong tục "triều chính" xưa thì sơn hào hải vị, chế biến cầu kỳ và có khi cả trăm món. 

Và cũng có lẽ trong đó rất nhiều món dân dã không bao giờ được thưởng thức. Còn đa phần thông lệ thì không chia bao nhiêu bát, bao nhiêu đĩa. Chủ yếu các món nước và các món mặn như cá đồng nấu canh và tùy vùng sử dụng các loại rau khác nhau, giò heo hầm, gà tiềm hạt sen, miến nấu với hoa kim châm, nem tré, gà ram mặn, thịt heo luộc cuốn bánh tráng, thịt bò ngâm nước mắm, bánh chưng dưa món. 

Miền Nam không cầu kỳ. Tết đặc trưng là nồi thịt kho dưa giá, bánh tét nhân đậu xanh thịt ba rọi, tôm khô củ kiệu, canh khổ qua dồn thịt, gà, vịt, heo và đặc biệt vùng Nam Bộ lại có nồi cá kho, mắm tép ba rọi, các loại lẩu dùng với rau đồng nội phong phú. 

Tống cựu nghênh tân và bài mâm cỗ cúng kiến chỉ diễn ra từ trưa 12h của ngày 30 âm lịch năm cũ cho đến chiều cùng ngày, tức là thời khắc đón rước ông bà về "ăn Tết" cùng con cháu. Mồng 1 - mồng 2 không bày mâm cỗ, chỉ cúng bái trái cây nhang đèn. Chiều mồng 3, đốt lửa nấu những món ông bà ưa thích lúc sinh thời để tiễn ông bà về lại nơi họ an lạc. 

Ngày nay tục lệ cũng không còn giữ như xưa, mâm cỗ cũng biến hóa, có cả sushi, hamburger. Trước chỉ rượu đế, giờ có rượu tây. Người khuất nhâm nhi, người sống say bí tỉ. 

mam tet

Diễn đàn "Mâm Tết nhà tôi" bao gồm các bài viết, bài dự thi của bạn đọc chia sẻ những khoảnh khắc gia đình sum vầy, giây phút thiêng liêng của lễ đoàn viên, sự nồng ấm của các thành viên gia đình, bè bạn bên mâm cỗ Tết, các món ăn "tủ" của gia đình, món ăn đặc sản quê hương... có thể không bên cạnh nhau nhưng nhờ sự kết nối công nghệ, mình có thể cùng nhau chia sẻ những giây phút ấy.

Diễn đàn do báo Tuổi Trẻ tổ chức với mong muốn lan tỏa một cái Tết đoàn viên, dù rằng ở bất kỳ nơi đâu, với sự kết nối bằng công nghệ thì "những mâm Tết xa vẫn trọn tình nhà".

Các bài viết diễn đàn vui lòng gửi về địa chỉ mamtet@tuoitre.com.vn từ nay đến hết ngày 20-2, mỗi bài tối đa 1.000 chữ có kèm theo hình ảnh (và video nếu có).

Các bài viết chưa tham gia bất cứ cuộc thi nào, chưa đăng ở các báo phương tiện truyền thông khác.

Bạn đọc vui lòng ghi rõ thông tin liên lạc, số tài khoản ngân hàng, số CMND để tòa soạn trả nhuận bút.

Mâm Tết nhà tôi: Khi mỗi bữa cơm ngày Tết đều là một trời kỷ niệm Mâm Tết nhà tôi: Khi mỗi bữa cơm ngày Tết đều là một trời kỷ niệm

TTO - Những ngày này, ngoài không khi tất bật chuẩn bị đón Tết nguyên đán của dân tộc thì cảm xúc của mỗi người dân Việt chúng ta đều có chút nôn nao, bồi hồi khi nghĩ về những mâm cơm Tết xưa…

ĐỖ LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên