06/04/2015 11:23 GMT+7

​LS Trương Trọng Nghĩa: Nên thay đổi cách làm luật”

PHẠM VŨ
PHẠM VŨ

TT - Những công nhân không thể và không có nhu cầu làm công ăn lương cho đến tuổi nghỉ hưu khá đông nên đã phản ứng mạnh trên diện rộng.

LS Trương Trọng Nghĩa - Ảnh: Việt Dũng
LS Trương Trọng Nghĩa - Ảnh: Việt Dũng

Tuổi Trẻ đã trao đổi với LS Trương Trọng Nghĩa về những vấn đề liên quan đến Luật Bảo hiểm xã hội.

* Là một đại biểu Quốc hội, ông cảm thấy thế nào khi chứng kiến câu chuyện Luật BHXH chưa có hiệu lực đã gặp phản ứng gay gắt và cuối cùng Chính phủ phải đề nghị chỉnh sửa?

- Tôi cảm thấy mình cũng có trách nhiệm vì đã không nghiên cứu kỹ về tác động của điều 60. Tôi cho rằng không luật nào có thể khiến tất cả mọi người thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hài lòng, khi nào cũng có một nhóm người bị đụng chạm đến lợi ích.

Do vậy, khi soạn thảo hay thông qua luật, phải khảo sát, nghiên cứu kỹ tác động đến lợi ích hợp pháp của các tầng lớp xã hội, từ đó tìm giải pháp để hài hòa các lợi ích ấy, quản lý, tổ chức, thiết kế lại quan hệ xã hội để cuộc sống được tốt đẹp hơn.

Qua điều 60 của Luật BHXH sửa đổi lần này, những công nhân không thể và không có nhu cầu làm công ăn lương cho đến tuổi nghỉ hưu cảm thấy bị thiệt thòi, và hóa ra đối tượng này khá đông nên đã phản ứng mạnh trên diện rộng. Có lẽ bước khảo sát, đánh giá tác động từ ban đầu đã không được làm tốt, không phản ánh đúng nhu cầu, nhận thức của xã hội.

* Không phải lần đầu luật, nghị định, thông tư ra đời gặp phải phản ứng của xã hội dẫn đến không khả thi. Theo ông, quy trình làm luật có gặp vấn đề gì hay có gì cần sửa đổi?

- Khác với các nghị định, thông tư, quy trình làm luật của chúng ta qua nhiều bước khá chặt chẽ, mô tả vắn tắt như sau:

1. Giai đoạn trình sáng kiến lập pháp (từ các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, hoặc từ cá nhân đại biểu Quốc hội hoặc cử tri thông qua đại biểu), Quốc hội chấp nhận sáng kiến lập pháp, đưa vào chương trình làm luật của Quốc hội.

2. Giai đoạn soạn thảo bao gồm điều tra, khảo sát, đánh giá tác động đến đối tượng cụ thể (do vậy các cơ quan, tổ chức lớn mới có khả năng này); thành lập ban soạn thảo luật (thường được giao cho các bộ ngành trung ương) và tiến hành soạn thảo.

3. Lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến của nhân dân, các đối tượng điều chỉnh, các cơ quan, ban ngành hữu quan.

4. Thẩm tra của các ủy ban liên quan của Quốc hội.

5. Quốc hội cho ý kiến về dự thảo.

6. Quốc hội biểu quyết thông qua.

PHẠM VŨ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên