03/06/2018 19:40 GMT+7

Lập tổ công tác xã hội để chống xâm hại học sinh

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - Đây là yêu cầu được đặt ra trong kế hoạch phát triển công tác xã hội trong trường học do Bộ GD-ĐT ban hành được thực hiện đến năm 2020.

Lập tổ công tác xã hội để chống xâm hại học sinh - Ảnh 1.

Học sinh trường THPT Thực nghiệm Hà Nội thảo luận về việc xâm hại và bắt nạt qua mạng Internet - Ảnh: VĨNH HÀ

Dự kiến đến hết năm 2020 cả nước có 40% số trường THPT, 30% số trường THCS và 10% số trường tiểu học có tổ/nhóm công tác xã hội và có hệ thống hỗ trợ cho những học sinh bị xâm hại, bạo lực.

Cùng với đó, Bộ GD-ĐT cũng công bố dự thảo Hướng dẫn thực hiện công tác xã hội trong trường học. Hướng dẫn này đặt ra các nguyên tắc, nội dung của công tác xã hội trong trường học, các hình thức hoạt động phù hợp, trách nhiệm thực hiện công tác xã hội trong nhà trường…

Theo Bộ GD-ĐT, hiện các trường học cũng đã có triển khai các hoạt động tư vấn, tổ chức câu lạc bộ cho học sinh. Tuy nhiên, hoạt động mang tính trợ giúp thì chưa đáp ứng yêu cầu.

Nhiều vấn đề vẫn đang tồn tại và gia tăng như học sinh bỏ học do hoàn cảnh khó khăn, tình trạng bạo lực, bắt nạt trong trường học luôn tiềm ẩn. Trong khi công tác phối hợp với các lực lượng xã hội để giáo dục, hỗ trợ, bảo vệ học sinh còn hạn chế.

Vì thế, việc ban hành hướng dẫn, kế hoạch cụ thể nhằm triển khai công tác xã hội trong trường học được bài bản.

Trong hội thảo góp ý về dự thảo hướng dẫn trên do Bộ GD-ĐT mới tổ chức, có những đề xuất cho rằng cần phải có nhân viên công tác xã hội trường học làm việc chuyên nghiệp từ trường mầm non đến trung học, cao đẳng, đại học.

Nhiều ý kiến cho rằng các trường ĐH cần mở mã ngành đào tạo chuyên sâu ngành công tác xã hội trường học. Bên cạnh đó ngành GD-ĐT phải có kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho cán bộ giáo dục, giáo viên phổ thông đảm nhiệm công tác xã hội trường học.

VĨNH HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên