25/03/2019 10:33 GMT+7

Kiến nghị khẩn trương đầu tư hạ tầng giao thông cho Đồng bằng sông Cửu Long

NGỌC ẨN
NGỌC ẨN

TTO - Ban Quản lý dự án 7, Bộ Giao thông vận tải vừa kiến nghị bộ cần đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm giải quyết tình hình ùn tắc giao thông trên các quốc lộ, các bến phà trong thời gian qua.


Kiến nghị khẩn trương đầu tư hạ tầng giao thông cho Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.

Cầu Rạch Miễu kẹt xe vào những ngày cao điểm lễ, tết... - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Theo Ban Quản lý dự án 7, nhiều năm nay việc đầu tư hạ tầng giao thông cho các tỉnh miền Tây quá ít, trong khi khu vực này là vựa lúa, thủy hải sản và chiếm một tỉ lệ quan trọng trong GDP cả nước.

Theo ông Nguyễn Chung Khánh - tổng giám đốc Ban Quản lý dự án 7, hiện nay ở các tỉnh phía Đông ĐBSCL gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau còn quá thiếu cầu,  đường giao thông. Trong đó, hai điểm nghẽn về giao thông lớn nhất là bến phà Đại Ngãi và cầu Rạch Miễu hiện hữu (chỉ có 2 làn xe). 

Vì vậy, rất cần đầu tư ngay cầu Đại Ngãi và xây dựng cầu Rạch Miễu 2 để đảm bảo giao thông thông suốt trên tuyến đường hành lang ven biển phía Đông của ĐBSCL, rút ngắn quãng đường 80km từ TP.HCM về Cà Mau so với đi tuyến Quốc lộ 1.

Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông và sớm hình thành tuyến cao tốc Bắc Nam phía Tây bao gồm tuyến đường qua cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống và tuyến Lộ Tẻ -Rạch Sỏi. 

Đồng thời cần xây dựng ngay tuyến cao tốc trục ngang kết nối hai tuyến cao tốc trên là tuyến cao tốc từ Châu Đốc - Long Xuyên - Cần Thơ - Cảng Trần Đề - Sóc Trăng để tạo sự lưu thông hoàn chỉnh cho các tuyến cao tốc.

Trong khi đó các trục đường ngang khác như Quốc lộ 30, 53, 55, 63 chưa cần đầu tư mở rộng, trước mắt cần được nâng cấp mặt đường láng nhựa vốn nhanh bị hư hỏng hiện nay thành bê tông nhựa nóng (đường cấp 3).

Theo Ban Quản lý dự án 7, không chỉ đầu tư cho đường bộ, trung ương cần sớm đầu tư xây dựng cảng biển tiếp nhận tàu biển có công suất lớn trên 20.000 tấn cho các tỉnh ĐBSCL để "mở cửa" cho hàng hóa các tỉnh miền Tây, thay vì phải vận chuyển hàng hóa về TP.HCM vừa tốn chi phí vừa gây ách tắc giao thông cho đường bộ.

Đường về miền Tây xa lắm...! Đường về miền Tây xa lắm...!

TTO - Điểm nghẽn giao thông cũng là điểm nghẽn của nền kinh tế. Đồng bằng sông Cửu Long thật gần, như ở ngay cạnh TP.HCM đấy thôi, nhưng từ Cần Thơ đi TP.HCM chưa đầy 200km mà mất 3-4 giờ, làm sao nhà đầu tư đến được khi hạ tầng như vậy!?

NGỌC ẨN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên