13/03/2009 08:29 GMT+7

Kẹt xe từ sáng đến tối!

NGUYỄN TRIỀU (còn tiếp)
NGUYỄN TRIỀU (còn tiếp)

TT - Ngụ ngôn “lô cốt”: anh trai và chị gái cùng đi qua một “lô cốt”. Anh trai đi đằng này lại, chị gái đi đằng kia sang. Hai người ai cũng muốn tranh sang trước, không bên nào chịu nhường bên nào. Họ lấn nhau, cả hai cùng... mắc kẹt ở đó!

“Lô cốt” ký sự

Bài 1: Ngoài kẹt xe, trong vắng người

c5oaulmm.jpgPhóng to
Ông Phạm Quang Đẩu (ở xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn, TP.HCM, chạy xe ôm) thường có mặt điều khiển giao thông, giải quyết kẹt xe tại “lô cốt” trên đường Trường Chinh, P.13, Q.Tân Bình (ảnh chụp sáng 10-3) - Ảnh: N.C.T.
o2Rs98rh.gifPhóng to Nghe đọc toàn bài

Để thực hiện bài viết này, phóng viên Tuổi Trẻ đã thử làm một cuộc khảo sát bỏ túi với gần trăm người dân sống và đi ngay bên những “lô cốt” ở TP.HCM. Kết quả thu được không biết nên vui hay buồn, bởi hầu hết người được hỏi trả lời rằng “quen rồi” kèm theo một cái lắc đầu hoặc tiếng thở dài. Dường như với những “công dân lô cốt” này, chuyện kể tình kể tội không còn ý nghĩa nữa mà chỉ mong sao những “lô cốt” ấy sớm biến mất.

Chiếu bí!

Hơn 19g ngày 11-3, đường Nguyễn Kiệm đoạn từ ngã tư Phú Nhuận đến ngã năm Chú Ía (giao với đường Nguyễn Thái Sơn và Hoàng Minh Giám) đông nườm nượp. Đến trước siêu thị Co-op Mart Phú Nhuận, dòng xe bỗng đùn lại vì một “lô cốt” vừa được dựng lên trước đó mấy ngày. Một thanh niên phóng xe từ đường Thích Quảng Đức ra và... thắng gấp, đuôi xe va ngang vào vách tôn. Cô gái ngồi sau đấm lưng anh chàng thùm thụp, trách móc: “Anh chỉ biết chạy, hổng thương em gì hết”. Tôi chỉ kịp nghe lóm chàng trai phân bua rằng mình không ngờ có cái “lô cốt” này.

Dạo một vòng quanh những khu vực thi công lắp đặt, cải tạo tuyến cống thoát nước cấp 2-3 thuộc dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, theo ghi nhận của chúng tôi, hầu hết “lô cốt” đều nằm ở vị trí... “chiếu bí”. Trên đường Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh), một đoạn chưa đầy 400m đã có đến ba “lô cốt” nằm chắn ngang các giao lộ với đường Đinh Tiên Hoàng, Nơ Trang Long và Hoàng Hoa Thám. Xe cộ từ các hướng Hàng Xanh, Bình Triệu, Gò Vấp phần lớn đều qua các giao lộ này để vào trung tâm, sự xuất hiện dày đặc của các “lô cốt” đã gây ra tình trạng ùn tắc, kẹt xe trầm trọng.

Chưa kể đây là khu vực quần tụ của các bệnh viện lớn như Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, Trường đại học Mỹ thuật, chợ Bà Chiểu... nên mật độ giao thông nơi đây thuộc hàng nhất nhì TP, chỉ cần vắng bóng cảnh sát giao thông (CSGT) là tình hình giao thông lập tức rối như canh hẹ.

Theo anh Trần Văn Tuấn (nhà ở khu dân cư Bình Hòa, phường 13, quận Bình Thạnh), công ty của anh nằm ở quận Tân Bình, có hôm về đúng giờ cao điểm bị chôn chân cả giờ ở giao lộ Phan Đăng Lưu và Nơ Trang Long, trong khi cô con gái học ở Trường Nguyễn Đình Chiểu gần đó đứng khóc vì tan trường mà không thấy ba tới đón.

Tình trạng “lô cốt” “chiếu bí” cũng xuất hiện tại các giao lộ khu vực trung tâm TP như: Hai Bà Trưng - Trần Quốc Toản (trước chợ Tân Định, quận 1), Võ Thị Sáu - Hai Bà Trưng, Võ Thị Sáu - Pasteur, Trần Quốc Thảo - Kỳ Đồng, Lý Chính Thắng - Bà Huyện Thanh Quan, Lý Chính Thắng - Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3)... Riêng “lô cốt” trên đường Lý Chính Thắng (đoạn giao với đường Hai Bà Trưng), sau một thời gian dài “cố thủ” mới vừa được đơn vị thi công tháo dỡ để... di chuyển về phía giao lộ với đường Huỳnh Tịnh Của.

Thiếu úy Trịnh Đình Khánh Luân, Đội CSGT số 2, cho biết tuyến đường Hai Bà Trưng lâu nay kẹt xe kinh niên vào giờ cao điểm, từ hôm 7-3 khi hai giao lộ với Võ Thị Sáu và Trần Quốc Toản bị “lô cốt” “điểm huyệt”, mỗi ngày chỉ còn kẹt xe một lần: từ 6g đến... 19g!

tEu8NEFG.jpgPhóng to
Những người dân sống quanh khu vực Tân Hóa - Lò Gốm trên đường Đặng Nguyên Cẩn, Q.6, TP.HCM đang phải sống chung với những rào chắn của công trình (ảnh chụp chiều 10-3) - Ảnh: Minh Đức

“Lô cốt” quyết định... ý thức?

“Đã là người dân TP chắc chắn không dưới một lần bạn ra khỏi nhà để đi làm, đi chơi, đi vòng vòng... và chắc chắn không ít thì nhiều, bạn gặp các “lô cốt” lấn đường gây cản trở giao thông. Vậy lúc này bạn nghĩ gì và bạn làm gì?”. Câu hỏi khá thú vị này chúng tôi tình cờ đọc được trên diễn đàn của các sinh viên khoa toán - tin Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM. Kết quả thu được cũng bất ngờ không kém: có đến gần một nửa câu trả lời chọn giải pháp “leo lề” khi gặp “lô cốt”.

Theo kết quả một đề tài nghiên cứu về hành vi ứng xử trong vi phạm an toàn giao thông vừa được Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM công bố ngày 10-3, có đến 91,67% nguyên nhân vi phạm Luật giao thông là do “thói quen chen lấn”. Thói quen này hình thành một phần do hạ tầng giao thông chật chội và đặc biệt sự xuất hiện của các “lô cốt”, rào chắn phục vụ đào đường chẳng khác nào “đổ thêm... xăng vào lửa”.

Và có lẽ không cần thêm một cuộc điều tra nào, chỉ cần quan sát dòng người lưu thông xung quanh các “lô cốt” là bạn sẽ có được một “bản hòa tấu” với đầy đủ cung bậc ứng xử của những người tham gia giao thông. Sáng 12-3, chúng tôi chứng kiến cảnh hai chiến sĩ CSGT tả xung hữu đột tại giao lộ Hai Bà Trưng - Trần Quốc Toản và phải khó khăn lắm mới hạn chế được tình trạng kẻ muốn quẹo trái, người tranh quẹo phải. Thay vì đi vòng qua “lô cốt” để rẽ đúng hướng vào đường Trần Quốc Toản, một cô gái trong bộ trang phục công sở không ngần ngại cho xe đi ngược chiều. Tranh thủ lúc cô gái bị kẹt cứng trong dòng xe, chúng tôi hỏi “cảm tưởng” thì cô này chỉ đáp gọn lỏn: “Em sắp trễ giờ làm”. Đáng tiếc, giải pháp phạm luật chẳng những không giúp cô gái đến công sở đúng giờ mà còn khiến đám kẹt xe kéo dài, cầm chân thêm hàng trăm người khác.

Không thể phủ nhận một đặc điểm tâm lý rằng ai cũng muốn thoát nhanh ra khỏi đám kẹt xe. Tuy nhiên, phần đông người tham gia giao thông lại chọn giải pháp tiêu cực là tranh nhau leo lên lề hoặc quay đầu, chuyển hướng không đúng quy định khiến tình trạng càng tồi tệ hơn.

o2Rs98rh.gifPhóng to Nghe đọc toàn bài

Tương tự, việc dựng “lô cốt” để thi công đặt các cống ngầm lớn hơn cũng là việc làm không thể tránh được.

Nhưng quan trọng là cách làm như thế nào, và quản lý ra sao?

Lấy một ví dụ ở con đường tốn nhiều giấy mực nhất trong các con đường làm ở TP.HCM - đường Nguyễn Hữu Cảnh. Thông tin mới nhất cho biết sẽ mất thêm 250-550 tỉ đồng để cứu con đường này, dù trước đó đã mất một lần 141 tỉ đồng để sửa cầu Văn Thánh 2. Dự án đầu tư 419 tỉ đồng đã phải mất thêm 141 tỉ đồng, rồi lại đe dọa sẽ mất tiếp 250-550 tỉ... Liệu có còn mất gì nữa không? Không ai dám trả lời đoan chắc rằng đến đây sẽ là kết thúc! Người dân chỉ biết rằng cả ngàn tỉ đồng cho một công trình chỉ đáng có 500 tỉ đồng mà vẫn chưa biết đến ngày nào có đường-ra-đường để đi.

Còn chuyện những cái “lô cốt”, khi nó xuất hiện ở đâu là người dân tại đó phải sống trong khói xe, bụi bặm và công ăn việc làm, buôn bán bị đình trệ. Chưa kể mỗi ngày hàng chục ngàn người chen chúc qua lại cũng đã bị đánh mất một khoản thời gian không nhỏ. Tính chi li những thiệt hại đó thành vật chất, chắc chắn là một con số không nhỏ đối với một thành phố hơn 8 triệu dân này. Đó là chưa kể nếu chúng ta tính theo kiểu nước ngoài về những thiệt hại vô hình thì sự thiệt hại còn lớn hơn nhiều.

Lẽ ra việc làm cầu cống, đường sá nếu được tính toán chi li, hợp lý thì có lẽ người dân sẽ không phải chịu đựng như thế. Cái mà người ta bức xúc là chuyện kéo dài một cách phi lý, khi có rất nhiều “lô cốt” dựng lên mà chưa bắt tay vào thi công quyết liệt, hay con đường Nguyễn Hữu Cảnh kéo quá dài thời gian và đắp thêm quá nhiều tiền khó hiểu.

Cho dù các đơn vị thi công có đưa ra đủ các lý do để bào chữa cũng không thể trả lời được câu hỏi: chuyện này xảy ra vì năng lực yếu kém hay vô cảm trước nỗi bức xúc của người dân?

NGUYỄN TRIỀU (còn tiếp)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên