14/12/2023 22:30 GMT+7

Đoàn báo chí TP.HCM khởi hành về nguồn ‘Hành trình qua miền Tây Bắc'

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM vừa tổ chức chuyến đi Hành trình qua miền Tây Bắc cho gần 100 phóng viên, biên tập viên tiêu biểu của các cơ quan báo chí.

Vợ chồng ông Serge và vợ Agnes (du khách người Pháp) chào hỏi các thành viên của đoàn khi mọi người tham quan tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ - Ảnh: T.T.D.

Vợ chồng ông Serge và vợ Agnes (du khách người Pháp) chào hỏi các thành viên của đoàn khi mọi người tham quan tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ - Ảnh: T.T.D.

Từ ngày 12-12 đến ngày 16-12, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM đã tổ chức chuyến đi về nguồn với chủ đề "Hành trình qua miền Tây Bắc" cho đoàn cán bộ tuyên giáo, báo chí, xuất bản TP.HCM.

Tham gia đoàn có ông Phan Nguyễn Như Khuê - trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM (trưởng đoàn), ông Nguyễn Tấn Phong - chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM (phó trưởng đoàn).

Ngoài ra, còn gần 100 lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên tiêu biểu của các cơ quan báo chí TP.HCM gồm: báo Tuổi Trẻ, báo Sài Gòn Giải Phóng, báo Người Lao Động...

Chương trình nhằm tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc cho đội ngũ những người làm báo, tuyên giáo, xuất bản.

Bên cạnh đó động viên, khen thưởng các phóng viên, biên tập viên đoạt giải báo chí TP.HCM, giải báo chí quốc gia năm 2022, 2023…

Đoàn đi qua các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Hòa Bình. Trong đó, ghé thăm các di tích lịch sử như: Trung đoàn 52 Tây Tiến, nhà tù Sơn La, tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ (đồi D1), nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ…

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Điện Biên có buổi làm việc với đoàn cán bộ tuyên giáo, báo chí, xuất bản TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Điện Biên có buổi làm việc với đoàn cán bộ tuyên giáo, báo chí, xuất bản TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Trong ngày 14-12, đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Điện Biên, nghe địa phương thông tin về các hoạt động kinh tế, xã hội và chuẩn bị kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại địa phương.

Tại buổi làm việc, bà Lò Thị Minh Phượng - trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Điện Biên - cho hay bên cạnh những thành tựu đạt được ở mọi lĩnh vực, Điện Biên vẫn có một bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và biến động kinh tế.

Do đó, tỉnh Điện Biên mong muốn cả nước cùng chia sẻ với tỉnh, chung tay góp sức để cùng tỉnh xây dựng và phát triển xứng tầm với truyền thống lịch sử hào hùng của tỉnh.

Bà Phượng cũng cho biết thêm năm 2024, tỉnh Điện Biên sẽ tổ chức kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Do vậy, mong muốn cơ quan báo chí cả nước quan tâm hỗ trợ công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh Điện Biên trong cả nước và với bạn bè quốc tế.

Ông Nguyễn Tấn Phong - chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM (phó trưởng đoàn) - khẳng định kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là hoạt động kỷ niệm lớn không chỉ của tỉnh mà của cả nước. Do đó, Hội Nhà báo TP và các tỉnh thành trong cả nước có trách nhiệm cùng với tỉnh Điện Biên chuẩn bị cho lễ kỷ niệm này.

Thuyết minh viên Ngô Lại giới thiệu di tích Lô cốt Cây Đa Cụt, nơi bị Đại đội 671, Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174 tiêu diệt rạng sáng 7-5-1954 tại đồi A1 - Ảnh: T.T.D.

Thuyết minh viên Ngô Lại giới thiệu di tích Lô cốt Cây Đa Cụt, nơi bị Đại đội 671, Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174 tiêu diệt rạng sáng 7-5-1954 tại đồi A1 - Ảnh: T.T.D.

Các thành viên trong đoàn chụp ảnh lưu niệm dưới tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ - Ảnh: T.T.D.

Các thành viên trong đoàn chụp ảnh lưu niệm dưới tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ - Ảnh: T.T.D.

Đoàn cán bộ tuyên giáo, báo chí, xuất bản TPHCM đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ và những người Việt Nam yêu nước tại nghĩa trang liệt sĩ nhà tù Sơn La, di tích lịch sử nhà tù Sơn La - Ảnh: TỰ TRUNG

Đoàn cán bộ tuyên giáo, báo chí, xuất bản TPHCM đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ và những người Việt Nam yêu nước tại nghĩa trang liệt sĩ nhà tù Sơn La, di tích lịch sử nhà tù Sơn La - Ảnh: TỰ TRUNG

Bức vẽ có kích thước lớn và lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam với chiều dài 132m, cao 20,5m (tính cả mái vòm của tầng 2 Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ), tổng diện tích bức tranh là 3.225m2 - Ảnh: TỰ TRUNG

Bức vẽ có kích thước lớn và lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam với chiều dài 132m, cao 20,5m (tính cả mái vòm của tầng 2 Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ), tổng diện tích bức tranh là 3.225m2 - Ảnh: TỰ TRUNG

Các phóng viên, biên tập viên tiến tới phòng làm việc của tướng Đờ Cát bên trong hầm trú ẩn - Ảnh: T.T.D.

Các phóng viên, biên tập viên tiến tới phòng làm việc của tướng Đờ Cát bên trong hầm trú ẩn - Ảnh: T.T.D.

Đoàn thăm, dâng hương, chụp hình kỷ niệm tại di tích lịch sử Trung đoàn 52 Tây Tiến - Ảnh: TỰ TRUNG

Đoàn thăm, dâng hương, chụp hình kỷ niệm tại di tích lịch sử Trung đoàn 52 Tây Tiến - Ảnh: TỰ TRUNG

Thanh niên công nhân hướng về cội nguồn cách mạngThanh niên công nhân hướng về cội nguồn cách mạng

TT - “Diễn đàn thanh niên công nhân tiến bước dưới cờ Đảng” là hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 85 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2015).

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên