01/07/2020 15:56 GMT+7

Điều tra đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc

TRẦN VŨ NGHI
TRẦN VŨ NGHI

TTO - Bộ Công thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột bắp (HFCS) nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc với cáo buộc 'gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước'.

Điều tra đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc - Ảnh 1.

Đường lỏng chiết xuất từ tinh bột bắp là mặt hàng nhập khẩu thứ 13 được Việt Nam điều tra chống bán phá giá trong các lĩnh vực phòng vệ thương mại - Ảnh: MOIT

Đây cũng là mặt hàng thứ 13 của Việt Nam khởi kiện chống bán phá giá với hàng hóa nhập khẩu từ các nước tính từ trước cho đến nay.

Theo quyết định của Bộ Công thương, vụ việc được khởi xướng điều tra dựa trên hồ sơ yêu cầu do đại diện ngành sản xuất đường tinh luyện trong nước nộp vào ngày 21-5-2020.

Ngành sản xuất đường tinh luyện trong nước cáo buộc các sản phẩm HFCS có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam, gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất đường tinh luyện của nội địa.

Thời gian xác định thiệt hại được nguyên đơn tính từ 1-4-2017 đến 31-3-2020, trong khi giai đoạn xác định bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu được tính từ 1-4-2019 đến 31-3-2020.

Nguyên đơn cũng đề xuất áp thuế chống bán phá giá đối với Trung Quốc ở mức 36,09%, Hàn Quốc 40,02%.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu HFCS tăng liên tục trong thời gian qua, từ 82.000 tấn năm 2017 lên 150.000 năm 2018, và tăng tiếp lên 190.000 tấn vào năm 2019.

Bộ Công thương cũng cho biết trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ, "bộ có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời để ngăn chặn hành vi bán phá giá tiếp tục gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước".

Việt Nam Việt Nam 'đáp trả' điều tra chống bán phá giá sản phẩm plastic từ 3 quốc gia

TTO - Bộ Công thương vừa ban hành quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) với một số sản phẩm nhựa (plastic) và sản phẩm nhựa làm từ các polymer, từ propylen (màng BOPP) có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.

TRẦN VŨ NGHI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên