30/10/2023 11:53 GMT+7

Đặng Nhật Minh tâm tình với người trẻ ở Bây giờ đã đến tháng Mười

Tháng phim "Bây giờ đã đến tháng Mười" tại TP.HCM - để tôn vinh sự nghiệp đạo diễn Đặng Nhật Minh - đã kết lại bằng buổi tâm tình của ông với khán giả trẻ.

Đạo diễn Đặng Nhật Minh từ Hà Nội vào TP.HCM dự buổi chiếu "Hoa nhài" và giao lưu với khán giả, tối 29-10 - Ảnh: BTC

Đạo diễn Đặng Nhật Minh từ Hà Nội vào TP.HCM dự buổi chiếu "Hoa nhài" và giao lưu với khán giả, tối 29-10 - Ảnh: BTC

Tối 29-10, chuỗi chiếu phim "Bây giờ đã đến tháng Mười" khép lại với bộ phim Hoa nhài, "dấu chân điện ảnh" cuối cùng của đạo diễn - NSND Đặng Nhật Minh. Sự kiện do Storii, Trigger Film Academy và DCINE phối hợp tổ chức tại TP.HCM.

Đây cũng là lần đầu tiên Hoa nhài tiếp cận với khán giả TP.HCM từ lúc tham dự Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 6.

Tuy đã 85 tuổi và đi lại hơi khó khăn, đạo diễn Đặng Nhật Minh vẫn vào TP.HCM tham dự buổi chiếu Hoa nhài nhằm lắng nghe những chia sẻ của khán giả.

“Chân tôi đã yếu rồi nhưng đầu tôi còn minh lắm” - ông nói.

Năm nay 85 tuổi, đạo diễn Đặng Nhật Minh làm phim Hoa nhài ở tuổi 82 và nhận được nhiều sự giúp đỡ của những nhà làm phim thuộc lớp trẻ hơn.

Đạo diễn Đặng Nhật Minh và các khán giả trong buổi chiếu "Hoa nhài" tại TP.HCM - Ảnh: BTC

Đạo diễn Đặng Nhật Minh và các khán giả trong buổi chiếu "Hoa nhài" tại TP.HCM - Ảnh: BTC

Có thể kể đến nhà dựng phim Hoàng Khánh Linh, người đã theo chân ông từ đầu dự án và Martino Cipriani (giảng viên ngành sản xuất phim kỹ thuật số, Đại học RMIT), nghệ sĩ chỉnh màu cho phim mà không nhận thù lao vì yêu phim của Đặng Nhật Minh.

Hoa nhài là bức tranh sống động về cuộc sống người dân Hà Nội trong giai đoạn nông thôn và thành thị đang có những thay đổi lớn.

Bộ phim khắc họa nhiều mẫu người từ nhiều tầng lớp trong xã hội. 

Tuy khác biệt về hoàn cảnh sống cũng như thế hệ, những mảnh đời đan xen vào nhau một cách tự nhiên nhờ lòng nhân ái và sự tử tế.

Đây là một tác phẩm nhẹ nhàng và ấm áp của Đặng Nhật Minh về cái cốt lõi của người Hà Nội, dù tốt hay xấu họ vẫn là một phần văn hóa chảy dọc mảnh đất ngàn năm, tựa như hai câu thơ:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

Vị đạo diễn chia sẻ với Storii: “Đây là bộ phim cuối đời, tôi muốn trả ơn cho mảnh đất mình đã sống hơn 60 năm” - Ảnh: ĐPCC

Vị đạo diễn chia sẻ với Storii: “Đây là bộ phim cuối đời, tôi muốn trả ơn cho mảnh đất mình đã sống hơn 60 năm” - Ảnh: ĐPCC

Đặng Nhật Minh chia sẻ về quan điểm và triết lý làm phim của mình cho các bạn trẻ đam mê ngành nghệ thuật thứ 7, nhằm truyền lửa nghề cho thế hệ tương lai:

“Ta có thể nói phim là người. Phim tôi chỉ khai thác những chuyện đời thường xảy ra xung quanh ta nhưng lại chú ý đến các chi tiết nhỏ.

Chekhov - nhà văn, nhà viết kịch bậc thầy của Nga - từng nói “nghệ thuật là cái một chút cộng với cái một chút”, và ngôn ngữ điện ảnh của tôi chính là quan tâm đến những cái một chút đó” - Đặng Nhật Minh nói.

Ông bộc bạch suốt quãng đời làm phim, đây là lần đầu tiên và là dịp may hiếm có ông được giao lưu gần gũi với khán giả như thế này, đặc biệt là với người trẻ.

"Cô Duyên đánh tan tất cả định kiến về người Việt từ phim Hollywood"'Cô Duyên đánh tan tất cả định kiến về người Việt từ phim Hollywood'

Giao lưu khán giả TP.HCM nhân buổi chiếu 'Bao giờ cho đến tháng mười', đạo diễn Đặng Nhật Minh tự hào vì bộ phim đã đánh tan định kiến về người Việt do phim Hollywood tạo ra.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên