15/05/2012 07:36 GMT+7

Cổ động viên Hải Phòng: từ "sảy" đến "ung"

 HUY THỌ
 HUY THỌ

TT - Việc cổ động viên Hải Phòng (theo xác định của giám sát, trưởng BTC V-League...) đánh trọng tài Võ Minh Trí trên đường cao tốc Trung Lương - TP.HCM đã đẩy vấn đề bạo lực trong bóng đá lên mức kinh hoàng.

TT - Việc cổ động viên Hải Phòng (theo xác định của giám sát, trưởng BTC V-League...) đánh trọng tài Võ Minh Trí trên đường cao tốc Trung Lương - TP.HCM đã đẩy vấn đề bạo lực trong bóng đá lên mức kinh hoàng.

Nếu các cổ động viên Hải Phòng lao ngay xuống sân Cao Lãnh hành hung trọng tài Võ Minh Trí, đó là việc làm đáng lên án nhưng cũng có thể biện minh bởi khi ấy những cái đầu đã bốc hỏa do đội nhà thua thảm. Trong những cái đầu bốc hỏa ấy đều đinh ninh cho rằng trọng tài Trí đã ép đội bóng thân yêu của mình để rồi giận dữ bột phát nhất thời. Nhưng khó biện minh khi việc đánh trọng tài xảy ra sau khi trận đấu kết thúc hơn 4 giờ. Thời gian đó đủ để cái đầu của những con người bình thường hạ hỏa, đủ lý trí nhận ra đây chỉ là cuộc chơi, nhận ra cái sai thuộc về các cầu thủ Hải Phòng (dẫn đến trọng tài Trí phạt hai thẻ đỏ).

Nhìn lại lịch sử bóng đá VN trong 20 năm gần đây mới thấy cổ động viên Hải Phòng đã trở thành nỗi ám ảnh. Từ tháng 9-1995 trở về trước, bóng đá VN nào có chuyện gì quá lớn trên khán đài. Giận trọng tài cùng lắm chỉ ném mấy chai nước xuống sân. Cổ động viên hai bên cãi cọ đến đỉnh điểm cũng chỉ có vài ông túm áo vặc nhau.

Lịch sử bạo lực trên khán đài bóng đá VN được ghi nhận là xảy ra ở trận chung kết Đại hội TDTT toàn quốc lần 3-1995 trên sân Hàng Đẫy, giữa hai đội Công An Hà Nội với Công An Hải Phòng. Hôm ấy cổ động viên Hải Phòng khiêu khích khán giả chủ nhà bằng cách tè vào túi nilông rồi ném sang phía bên kia. Khán giả Hà Nội trên sân nhịn sao nổi và hỗn chiến đã xảy ra. Sau sự kiện ấy, cố nhà báo Tường Vy đã gióng hồi chuông báo động đến Liên đoàn Bóng đá VN (VFF), Tổng cục TDTT về “cái sảy” nếu không được trị ngay sẽ nảy “cái ung”.

Đúng như thế, “cái sảy” cứ lớn dần theo năm tháng. Từ những chiếc túi nilông chứa nước tiểu ném đối phương, cổ động viên Hải Phòng “nâng cấp” lên những bịch mắm tôm. Tiếp đến là đốt pháo sáng. Rồi “đô” nặng dần, xảy ra ẩu đả trước là bằng tay, sau là hung khí.

Tháng 5-2008, trong lần xô xát giữa cổ động viên Hải Phòng với Sông Lam Nghệ An, một người của Nghệ An đã thiệt mạng. Cổ động viên Hải Phòng đi đến đâu là chủ nhà hãi hùng đến đó. Ngày 10-6-2009, cổ động viên Hải Phòng nghênh chiến luôn với cả cảnh sát cơ động tại Hà Nội, trong trận Thể Công tiếp Hải Phòng trên sân Hàng Đẫy. Sau vụ này, VFF đã quyết định cấm cổ động viên Hải Phòng đến sân khách vô thời hạn. Nhưng lệnh cấm ấy cũng chẳng cản nổi cổ động viên Hải Phòng.

Một số cổ động viên Hải Phòng xem chuyện quậy phá như là điều đáng tự hào của mình. Chẳng thế mà sau khi hành hung trọng tài Trí đêm 13-5, lập tức trên diễn đàn của trang web Hải Phòng FC đã xuất hiện nhiều comment (phản hồi) ủng hộ hành vi quá khích này!?

Chắc chắn không phải người Hải Phòng nào cũng thích bạo lực và xem đó là điều đáng tự hào. Nhưng căn bệnh bạo lực xem ra đã trầm kha và sự kiện trọng tài Võ Minh Trí bị đánh giữa đường như thêm một dẫn chứng đáng buồn để đặt ra vấn đề phải nhanh chóng tìm ra thuốc đặc trị cho những cổ động viên thích “quậy” của bóng đá Hải Phòng.

 HUY THỌ

 HUY THỌ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên