11/01/2013 22:00 GMT+7

Chân yếu sau chấn thương gối

ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên ĐH Y dược TP.HCM, trưởng khoa CTCH BV Nguyễn Tri Phương)
ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên ĐH Y dược TP.HCM, trưởng khoa CTCH BV Nguyễn Tri Phương)

TTO - Sau chấn thương gối chân bị yếu, không vững, có tiếng kêu, theo BS Tăng Hà Nam Anh, có thể bị rách sụn chêm hoặc sụn khớp gối bị tổn hại một phần.

Bạn đọc vubatinh thắc mắc: Em năm nay 22 tuổi, năm 18 tuổi em bị chấn thương ở đầu gối và từ đó đến nay cứ khi duỗi chân rồi co vào thì xuất hiện tiếng kêu rất khó chịu.

Bình thường em không vận động nhiều đến chân thì không đau, còn khi vận động nhiều sẽ bị nhức ở đầu gối. Em đã đi chụp nhiều nơi nhưng không phát hiện tổn thương ở đầu gối. Khi em ngồi xuống mà đứng dậy, chân trái làm trụ rất ngượng chân (em bị ở bên chân trái). Mong tư vấn và cho em biết hướng điều trị.

- Trả lời của ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH - Phòng mạch online:

Theo như bạn mô tả thì chúng tôi nghĩ đến hai vấn đề:

Thứ nhất bạn có thể bị rách sụn chêm gối. Sụn chêm là sụn nằm giữa lồi cầu đùi và mâm chày. Chức năng giúp giữ vững khớp gối, làm giảm lực tác dụng từ lồi cầu đùi lên mâm chày.

WXUbcSWL.jpgPhóng to
BS Nam Anh phẫu thuật chân cho bệnh nhân

Khi bị rách, sụn chêm đôi khi bị kẹt giữa lồi cầu đùi và mâm chày khiến chúng ta nghe tiếng kêu và gây đau. Đôi khi bị kẹt khớp.

Vai trò sụn chêm giúp khớp gối không bị hư lớp sụn khớp do lực tác động khi đi hay chạy nhảy. Chẩn đoán rách sụn chêm thông qua việc khám và chụp MRI khớp gối là có thể xác định được.

Việc điều trị tùy theo kiểu rách sụn mà có thể có chỉ định làm nội soi khớp gối để khâu hay cắt tạo hình sụn chêm. Tuy nhiên bạn nói là đã chụp phim nhưng không nói rõ là chụp phim gì, có chụp MRI hay không nên chúng tôi không biết sụn chêm bạn có thật sự bị rách hay không.

Thứ hai là sụn khớp gối của bạn bị tổn hại một phần sau chấn thương, một số trường hợp sụn bị mềm đi gọi là nhuyễn sụn khớp. Khi đó, nếu bạn đi lại nhiều sẽ gây đau vì sụn không thể đảm bảo vai trò phân tán lực cho gối. Trong trường hợp này thì các phương tiện chiếu chụp không cho thấy hình ảnh đặc hiệu. Chủ yếu là việc khám khớp gối sẽ cho nhiều thông tin hơn. Việc điều trị chủ yếu là uống thuốc và tập luyện nhẹ nhàng tăng dần.

Trong mọi trường hợp bạn nên đi khám một bác sĩ chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình để biết rõ mình bị cái gì và sau đó sẽ có hướng điều trị thích hợp.

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

TTO thực hiện

ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên ĐH Y dược TP.HCM, trưởng khoa CTCH BV Nguyễn Tri Phương)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên