21/07/2011 02:01 GMT+7

Cảnh tỉnh?

TRƯỜNG HUY
TRƯỜNG HUY

TT - Làng thể thao Trung Quốc mấy ngày gần đây xôn xao sau khi tờ South China Morning Post đăng bài viết về một cựu VĐV thể dục dụng cụ nước này đi ăn xin! VĐV này tên Zhang Shangwu, từng đoạt hai HCV thể dục dụng cụ tại cuộc thi dành cho sinh viên các trường đại học toàn thế giới.

TT - Làng thể thao Trung Quốc mấy ngày gần đây xôn xao sau khi tờ South China Morning Post đăng bài viết về một cựu VĐV thể dục dụng cụ nước này đi ăn xin! VĐV này tên Zhang Shangwu, từng đoạt hai HCV thể dục dụng cụ tại cuộc thi dành cho sinh viên các trường đại học toàn thế giới.

Năm 2003, Zhang bị chấn thương và cuộc đời trượt dài từ đó. Mới đây, Zhang phải kiếm sống bằng việc nhào lộn ở ga xe điện ngầm nhằm xin tiền lẻ của khách thập phương. Sau câu chuyện này, tờ China Sports Daily đã đưa ra một thống kê làm ngỡ ngàng mọi người: trong khoảng 300.000 VĐV thể thao đỉnh cao Trung Quốc, sau khi giải nghệ có đến khoảng 80% phải đối mặt với nghèo đói, thất nghiệp, bệnh tật. Và người ta đã chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là bởi các VĐV thể thao đỉnh cao đã bỏ hết thời gian của tuổi trẻ cho thể thao, không còn chỗ cho việc học văn hóa.

Đọc câu chuyện này, ngay lập tức chúng tôi nhớ đến chuyện HLV đi quét rác, chuyện cựu vô địch SEA Games đi nhổ cỏ, đi bán cà phê... ở thể thao VN. Dĩ nhiên những câu chuyện xảy ra ở thể thao nước ta còn nhẹ nhàng hơn nhiều lần so với chuyện của Zhang.

Chuyện của thể thao VN và chuyện của thể thao Trung Quốc có những nét tương đồng là bởi chính các nhà quản lý thể thao đỉnh cao VN đã học theo cách làm của người láng giềng, đó là cách làm “nuôi gà chọi”.

Hãy nhớ lại trước Olympic Bắc Kinh 2008, nhiều HLV thể thao đến từ các nước phương Tây được Trung Quốc thuê đã đùng đùng bỏ đi vì không đồng ý với cách làm thể thao “đày ải con người” để hướng đến thành tích bằng mọi giá. Với những nước tiên tiến, người ta không đồng ý kiểu chơi thể thao mà nhặt nhạnh trẻ con từ những vùng quê nghèo khổ đưa vào trường “luyện gà chọi”, biến chúng thành những người máy chơi thể thao.

Chính vì vậy, ngay sau Olympic 2008, dù Trung Quốc đứng đầu đại hội nhưng các nhà hoạt động thể thao đã không cho rằng nước này là cường quốc số 1 về thể thao. Bởi thể thao thật sự phải mang tính nhân bản, chứ không chỉ chăm chăm vào thành tích.

Những câu chuyện đang xảy ra ở thể thao Trung Quốc, và cả những chuyện đang xảy ra ở thể thao VN, liệu có đủ để cảnh tỉnh các nhà quản lý thể thao VN?

TRƯỜNG HUY

TRƯỜNG HUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên