04/05/2024 16:57 GMT+7

Cần 400 triệu để xử lý cây di sản đã chết: Huyện nói đơn vị tham mưu văn bản chưa chính xác

Liên quan đến vụ cần 400 triệu đồng xử lý cây di sản đã chết, huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) nói đơn vị tham mưu văn bản có nội dung chưa chính xác, chưa có chủ trương nào về nguồn kinh phí trên.

Một trong hai cây dầu rái di sản ở huyện Khánh Sơn bị chết - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

Một trong hai cây dầu rái di sản ở huyện Khánh Sơn bị chết - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

Ngày 4-5, ông Đinh Văn Dũng - chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn - cho biết vừa giao văn phòng huyện kiểm tra, rà soát nội dung về việc xin chủ trương nguồn vốn khoảng 400 triệu đồng để chặt hạ cây di sản đã chết, làm nhà bảo tồn thân cây, lát lại gạch nền sau khi chặt hạ làm vỡ nền…

Trả lời tiếp về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Danh - chánh văn phòng UBND huyện Khánh Sơn - cho hay trước đó chủ tịch UBND huyện có chỉ đạo, giao cho xã Thành Sơn xử lý cây di sản (cây dầu đôi - dầu rái) bị chết.

UBND xã Thành Sơn mới có một tờ trình xin chủ trương kinh phí để hạ cây dầu di sản, xây dựng nhà mái che để bảo tồn cây này, bởi vì cây di sản không thể thanh lý được. 

Tuy nhiên, UBND huyện Khánh Sơn chưa có một quyết định nào cho phép hay đồng ý về nội dung này.

Ông Danh cho rằng về thông tin phương án xin chủ trương đầu tư với nguồn vốn khoảng 400 triệu đồng để xử lý cây di sản đã chết là xuất phát từ tờ trình của UBND xã Thành Sơn.

Tuy nhiên, mới đây Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có tham mưu cho phó chủ tịch UBND huyện ký một văn bản trả lời Sở Thông tin và Truyền thông có nội dung cấp kinh phí đó là chưa chính xác.

"Hiện lãnh đạo huyện giao cho văn phòng thu thập hết tất cả các tài liệu, yêu cầu các cơ quan liên quan báo cáo rõ về vụ việc để tham mưu cho UBND huyện trả lời báo chí cho chính xác" - ông Danh nói.

Cây di sản bị chết đã tróc vỏ bên ngoài - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

Cây di sản bị chết đã tróc vỏ bên ngoài - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

400 triệu để hạ cây di sản làm dư luận xôn xao

Như Tuổi Trẻ Online thông tin, trong báo cáo của UBND huyện Khánh Sơn gửi Sở Thông tin và Truyền thông Khánh Hòa, có nội dung cần phải xin chủ trương với nguồn vốn khoảng 400 triệu đồng để chặt hạ cây di sản, làm nhà bảo tồn thân cây, lát lại gạch nền sau khi chặt hạ làm vỡ nền, tìm mua cây con mới thay thế cây đã chết...

Sự việc huyện cần một số tiền lớn để hạ cây di sản đã chết nói trên khiến dư luận xôn xao, bảy tỏ bức xúc với những ý kiến trái chiều.

Cây di sản cũng như người bệnh già, cứu rất khóCây di sản cũng như người bệnh già, cứu rất khó

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có hàng chục cây di sản, trong đó một số cây đã bị nhiễm bệnh chết hoặc bị thối mục thân, nhánh...

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên