22/05/2006 19:31 GMT+7

Các bệnh về tai do bơi lội

Theo Sức khỏe & đời sống
Theo Sức khỏe & đời sống

Mùa hè đã bắt đầu với bầu không khí oi nồng, nóng bức. Giấc mơ được ngâm mình trong dòng nước mát sau một ngày làm việc, học tập mệt nhọc khiến các bể bơi, thậm chí các ao, hồ, sông... tràn ngập người, mà ít ai nghĩ rằng những bệnh từ nơi này có thể xuất hiện. Bệnh về tai là một trong những bệnh hay gặp khi bơi lội.

sUCSpD3d.jpgPhóng to
Mùa hè đã bắt đầu với bầu không khí oi nồng, nóng bức. Giấc mơ được ngâm mình trong dòng nước mát sau một ngày làm việc, học tập mệt nhọc khiến các bể bơi, thậm chí các ao, hồ, sông... tràn ngập người, mà ít ai nghĩ rằng những bệnh từ nơi này có thể xuất hiện. Bệnh về tai là một trong những bệnh hay gặp khi bơi lội.

Viêm ống tai ngoài do bơi: Khi bơi nước thường vào tai gây cảm giác khó chịu do đó người ta thường lấy tăm bông lau chùi nhiều, điều đó gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào tổ chức liên kết nằm bên dưới lớp da gây viêm ống tai. Đặc biệt là khi bơi ở những ao hồ bẩn, nguy cơ viêm tai càng cao.

Triệu chứng ban đầu là ngứa tai, sau đó bệnh nhân có biểu hiện tức tức trong ống tai rồi bắt đầu cảm giác đau tai, ngày càng tăng, đau nhức nhối, đau càng nhiều khi bệnh nhân nhai hoặc ngáp, có thể xuất hiện sốt, đôi khi sốt cao, sưng tấy nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào tai cũng rất đau. Khám thấy da ống tai ngoài đỏ, nhiều dịch bẩn ứ đọng, ống tai ngoài bị chít hẹp một phần hay toàn bộ tùy theo mức độ viêm, nếu độc tố vi khuẩn quá mạnh gây nên viêm tấy lan tỏa ống tai ngoài lan rộng làm sưng tấy cả góc hàm bên tai đau kèm theo xuất hiện hạch nhỏ cùng bên, di động, ấn đau. Màng nhĩ vẫn bình thường.

Xử trí: Tại cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng cần đặt thuốc, nhỏ thuốc tai tại chỗ nếu viêm ống tai ngoài mức độ nhẹ. Nếu nặng phải dùng kháng sinh kháng viêm toàn thân kết hợp với giảm đau và đặt thuốc tai tại chỗ. Bệnh thường khỏi sau 5-7 ngày. Viêm ống tai ngoài rất hay tái phát nếu vẫn giữ thói quen ngoáy tai. Trường hợp khi bơi bạn cảm thấy nước vào tai, chỉ nên nghiêng đầu về phía bên đó một lúc đồng thời kéo vành tai chúc xuống cho nước chảy hết ra ngoài mà thôi.

Viêm tai giữa: Nếu trong trường hợp bạn nhảy cầu, lặn sâu trong nước, bệnh viêm tai giữa do chấn thương của áp lực xuất hiện: cảm giác đau nhói, căng tức bên tai bị bệnh, nghe kém, ù tai kéo dài kể cả khi nghiêng tai cho nước chảy hết ra ngoài.

Bệnh này hình thành do khi áp lực nước quá cao và đột ngột trong lúc nhảy từ trên cao xuống nước hoặc khi bạn lặn sâu trong nước, làm cho đường nối thông từ tai giữa sang mũi họng bị xẹp lại - đây là đường cân bằng áp lực của tai giữa với môi trường bên ngoài - và dịch ứ đọng trong tai giữa, dịch này nếu để lâu không điều trị gây bội nhiễm trong tai do các vi khuẩn sinh sống trong đó mất đi điều kiện sống bình thường sẽ gây bệnh. Khám thấy màng nhĩ đục, căng phồng, có mức nước ứ đọng.

Điều trị bằng thuốc giảm viêm, nhỏ mũi chống phù nề, ống thông giữa hòm tai với mũi họng trở lại thông thoáng và dịch trong tai giữa sẽ được giải thoát ra ngoài. Nếu sau 1 tháng các triệu chứng ù tai, nghe kém không hết phải đi khám tại cơ sở tai mũi họng để đo sức nghe và độ thông thoáng của tai, nếu kết quả vẫn ứ đọng dịch thì phải làm thủ thuật trích rạch màng nhĩ kết hợp với đặt ống thông để dẫn lưu dịch.

Đi bơi là môn thể dục có ích cho sức khỏe. Nhưng nếu đi bơi mà không biết cách phòng tránh những bệnh do nước gây ra có thể sẽ để lại những hậu quả rất nghiêm trọng.

Theo Sức khỏe & đời sống
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên