18/09/2020 11:36 GMT+7

Cả trường chưa đầy 10 người đỗ đại học

TẤN KHÔI
TẤN KHÔI

TTO - Đó là thời tôi đi học, năm 2003. Khi đó, chúng tôi trải qua một kỳ thi tốt nghiệp THPT, nếu đậu kỳ thi này mới được thi đại học.

Cả trường chưa đầy 10 người đỗ đại học - Ảnh 1.

ThS Nguyễn Thái Châu - giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính, marketing (phải) - tư vấn về chọn ngành, chọn nghề cho học sinh tỉnh Bình Dương - Ảnh: NH.HUY

Thi tuyển sinh thời điểm đó theo phương án 3 chung (đề, ngày thi và chung điểm sàn) nên việc thi tuyển như một ngày hội của cả nước. Tất cả đều dồn sức cho kỳ thi này với nỗ lực ít nhất phải trên hoặc bằng điểm sàn do Bộ GD-ĐT đưa ra thì mới mong đỗ đại học.

Năm thi đó, cả trường tôi có chưa đầy 10 người đỗ đại học. Do vậy, ai đỗ đại học thật sự rất vinh dự.

Ngoài phần thưởng của nhà trường, ghi danh vào "bảng vàng" truyền thống thì địa phương còn dành phần thưởng khích lệ, động viên tinh thần, nhắn nhủ tân sinh viên sau khi học xong đại học thì về quê làm việc...

Nói như vậy để thấy rằng ngày nay việc đậu đại học sao trở nên quá dễ dàng. Ví dụ như cách đây ít hôm, trên Tuổi Trẻ đăng trường hợp một trường ở Phú Quốc, Kiên Giang có đến 191 em cùng trúng tuyển vào một trường đại học. Và đây không phải là cá biệt.

Nguyên nhân đến từ sự cạnh tranh tuyển sinh giữa các trường đại học, khi ngành và chỉ tiêu tuyển mở ra ngày càng nhiều nhưng người học không tăng lên, ngược lại còn giảm đi do tỉ lệ sinh ngày càng thấp.

Việc gần như tỉnh nào cũng có trường đại học (do nâng từ cao đẳng lên và mở thêm) đã tạo nên hiện tượng người người, nhà nhà học đại học.

Lại nhớ, con số cử nhân và sau đại học thất nghiệp lên tới gần 200.000 người được Bộ LĐ-TB&XH công bố trước đây, khiến nỗi lo về hiện tượng tuyển sinh ồ ạt, dễ dàng hiện nay sẽ lại tạo ra áp lực trong việc giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này trong tương lai.

Các đại học có quyền cạnh tranh trong tuyển sinh nhưng đừng tuyển sinh bất chấp, vì hệ lụy là khó lường, trong đó có hiện tượng thất nghiệp của cử nhân. Và trước mắt khiến cho việc vào đại học trở nên mất giá, bởi đó là cửa vào quá sức rộng!

Cuối cùng, cử nhân thất nghiệp gây ra tổn hại rất lớn, vì lẽ ra, nếu định hướng từ đầu - để họ học nghề (trung cấp, cao đẳng) thì họ sẽ ra trường và đi làm sớm hơn, đỡ tốn kém chi phí, công sức và thời gian đào tạo.

'Em Mai đậu đại học rồi'

TTO - Đó là báo tin của một giáo viên ở xã Vĩnh Trường, huyện An Phú, An Giang qua điện thoại với giọng phấn khởi xen lẫn xúc động.

TẤN KHÔI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên