11/11/2018 19:25 GMT+7

AFF Cup 2018: Sân nhà có phải là lợi thế?

ĐỨC KHUÊ (Theo AFF)
ĐỨC KHUÊ (Theo AFF)

TTO - Một trong những vấn đề được bàn tán xôn xao tại AFF Cup 2018 là việc thay đổi đội chủ nhà liên tục trong suốt thời gian vòng bảng. Đây là lần đầu tiên giải đấu áp dụng thể thức này.

AFF Cup 2018: Sân nhà có phải là lợi thế? - Ảnh 1.

Các CĐV VN biến sân vận động quốc gia Lào thành sân nhà - Ảnh: NGUYÊN KHÔI

Theo suy nghĩ thông thường thì các đội tuyển thi đấu sân nhà sẽ có lợi thế vượt trội đối phương khi không phải di chuyển xa, không gian quen thuộc và được cổ vũ nhiệt tình.

Tuy nhiên, quan điểm đó không thật sự đúng, ít nhất nếu xét tại vòng bảng các kỳ AFF Cup.

Trong lịch sử 22 năm của giải đấu, ít nhất 7 quốc gia đã đăng cai vòng bảng nhưng chỉ có 2 trong số đó vô địch vào năm đăng cai, đó là Thái Lan vào năm 2000 và Singapore năm 2007.

Trong 8 giải đấu AFF Cup đầu tiên (tiền thân là Tiger Cup), chỉ 5 "ông lớn" (Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) thống lĩnh việc đăng cai tổ chức.

Phải đến năm 2012 thì Philippines mới "nhập hội", khi họ được quyền thi đấu một trận bán kết sân nhà.

Myanmar là quốc gia gần nhất đăng cai vòng bảng AFF Cup vào năm 2016 và họ đã cho thấy việc được cổ động viên nhà tiếp sức quan trọng thế nào.

AFF Cup 2018: Sân nhà có phải là lợi thế? - Ảnh 2.

Việt Nam từng nhiều lần không biết tận dụng lợi thế trên sân nhà -Ảnh: N.K

Năm đó, họ vượt qua Campuchia và Malaysia để lần thứ hai lọt vào đến bán kết (trước đó họ từng thi đấu một trận đấu loại trực tiếp trên sân trung lập tại Malaysia).

Lợi thế đó sẽ mang đến những tín hiệu lạc quan cho hai đội tuyển có lần đầu tiên đăng cai, Lào và Campuchia. Họ hoàn toàn có thể khiến đối thủ chịu khuất phục trước sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả nhà.

Không có gì bất ngờ khi đội tuyển thành công nhất giải là Thái Lan cũng đang là đội có thành tích sân nhà tốt nhất với 14 chiến thắng ở AFF Cup. Trong số đó có việc toàn thắng tất cả các trận sân nhà vào các năm 2000, 2012, 2014 và 2016.

Thực tế, những chú voi chiến chỉ thua đúng một trận sân nhà ở AFF vào năm 2008 trong trận chung kết lượt đi trước Việt Nam.

Theo sau Thái Lan lần lượt là các đội tuyển Việt Nam (13 chiến thắng), Indonesia (12), Singapore (11) và Malaysia (9). Myanmar cũng từng có 2 chiến thắng sân nhà. Năm nay, Philippines, Lào và Campuchia cũng đang hy vọng sẽ có được những kết quả tích cực trên sân nhà.

Một đội bóng được cho là kém may mắn hơn là Timor Leste bởi hai trận sân nhà của họ tại vòng bảng lại không được thi đấu trên...sân nhà. Thay vào đó, vì lý do chất lượng sân không đảm bảo nên họ phải thi đấu trên sân trung lập tại Thái Lan và Malaysia. Tuy nhiên, điều đó không thể ngăn cản ước muốn có được điểm số đầu tiên của họ ở một kỳ AFF Cup.

Những con số ấn tượng

Thắng trên sân nhà nhiều nhất: Thái Lan (14 lần)

Thua trên sân nhà ít nhất: Thái Lan và Philippines (1 lần)

Hòa sân nhà nhiều nhất: Việt Nam (8 lần)

Chưa từng thắng trên sân nhà: Philippines

AFF Cup 2018: Cầu thủ già nhất và trẻ nhất cách nhau 20 tuổi AFF Cup 2018: Cầu thủ già nhất và trẻ nhất cách nhau 20 tuổi

TTO - Cầu thủ lớn tuổi nhất ở AFF Cup 2018 và người trẻ nhất chênh lệch 20 tuổi là thống kê của kênh truyền hình Fox Sports.

ĐỨC KHUÊ (Theo AFF)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên