19/05/2024 14:52 GMT+7

'Giải cứu' sông Cổ Cò ở Quảng Nam với vốn nghìn tỉ đang bị tắc, vì sao?

Với vốn đầu tư nghìn tỉ đồng, công cuộc nạo vét, khơi thông 19km sông Cổ Cò đoạn qua Quảng Nam hiện nay đang bị ách tắc, vì sao?

Sông Cổ Cò đoạn qua cầu Nghĩa Tự, phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn dày đặc bèo, lục bình - Ảnh: LÊ TRUNG

Sông Cổ Cò đoạn qua cầu Nghĩa Tự, phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn dày đặc bèo, lục bình - Ảnh: LÊ TRUNG

Từng được kỳ vọng là dự án "giải cứu", làm sống lại dòng sông Cổ Cò nối Đà Nẵng và Quảng Nam, hai địa phương bắt tay nhau thực hiện các dự án nạo vét, khơi thông dòng sông.

Mục tiêu là biến dòng sông thành tuyến du lịch đường thủy, tạo bộ mặt mới cho bức tranh đô thị từ Đà Nẵng về Hội An, tăng cường khả năng thoát lũ, làm đẹp cảnh quan hai bên lòng sông.

Vì nhiều nguyên nhân, thời gian qua hoạt động nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò đoạn qua Quảng Nam dường như bị "tắc".

Vướng giải phóng mặt bằng, nạo vét chỉ một nửa

Tại tỉnh Quảng Nam, công cuộc "giải cứu" dòng sông này được thực hiện bằng 2 dự án. Thứ nhất là dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò, TP Hội An được tỉnh phê duyệt năm 2018.

Vốn đầu tư nghìn tỉ, sông Cổ Cò vẫn chưa thông

Quy mô thực hiện gồm nạo vét đoạn sông từ km0 - km14 đạt tiêu chuẩn sông cấp IV, xây dựng hai cây cầu Nghĩa Tự, cầu Nguyễn Duy Hiệu, tổng mức đầu tư 850 tỉ đồng.

Thứ hai là dự án thành phần HA/W3 nạo vét sông Cổ Cò được phê duyệt năm 2020 với tổng mức đầu tư 380 tỉ đồng, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á.

Trong đó có hai gói thầu gồm xây dựng cầu thôn 3 và gói thầu nạo vét sông đoạn km14 - km19+456 (ranh giới giữa Quảng Nam và TP Đà Nẵng), chiều dài 5,46km.

Theo báo cáo của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Nam (gọi tắt là Ban quản lý, đơn vị chủ đầu tư), đối với dự án nạo vét đoạn từ km0 - km14, hiện nay đã, đang nạo vét các đoạn với khối lượng 778.000m3/1,4 triệu m3, đạt khoảng 55%.

Còn nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, các đoạn có mặt bằng không liên tục. Đến nay kết quả thực hiện chưa đạt theo yêu cầu, công tác giải phóng mặt bằng còn vướng nhiều, dự án đã phải gia hạn đến năm 2025.

Còn dự án nạo vét đoạn còn lại từ km14 - km19+456, gói thầu xây dựng cầu thôn 3 đã hoàn thành nhưng gói thầu nạo vét thì vào cuối tháng 12-2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam có công văn thống nhất chủ trương dừng kỹ thuật gói thầu này. Và UBND tỉnh đã quyết định dừng kỹ thuật.

Nếu không nạo vét được đoạn tuyến này, cho dù hoàn thành đoạn tuyến từ km0 - km14 sẽ không thể thông toàn tuyến. Việc dừng kỹ thuật đoạn trên sẽ làm gián đoạn tuyến sông và không khơi thông được sông Cổ Cò để thông tuyến giao thông đường thủy từ Cửa Đại đến Cửa Hàn, chưa đạt được mục tiêu của dự án.

Theo ghi nhận, hiện nay nhiều đoạn sông chưa được nạo vét khơi thông. Bèo, lục bình dày đặc, có những đoạn người dân trồng trọt, xây dựng các công trình khiến dòng sông nhỏ hẹp, tắc nghẽn.

Ông Nguyễn Thanh Tâm - giám đốc ban quản lý - cho biết việc nạo vét đoạn từ km0 - km14 gặp khó khăn chủ yếu là do vướng giải phóng mặt bằng. Còn đoạn km14 - km19 đã dừng vì đã hết thời gian thực hiện dự án.

Việc khơi thông dòng sông hiện nay đang bị tắc - Ảnh: LÊ TRUNG

Việc khơi thông dòng sông hiện nay đang bị tắc - Ảnh: LÊ TRUNG

Giải pháp nào thông dòng sông Cổ Cò?

Đối với đoạn km0 - km14, để thúc đẩy nạo vét, ban quản lý đề xuất các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, sớm bàn giao mặt bằng thi công trong quý 2 đến quý 3-2024.

Còn gói thầu nạo vét từ km14 - km19+456, ban quản lý đề nghị tỉnh xem xét tiếp tục bổ sung danh mục thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2026 - 2030 và giao cho thị xã Điện Bàn thực hiện, phát huy hiệu quả khai thác với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 168 tỉ đồng.

Ngày 14-5, lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Nam đã làm việc với các cơ quan, đơn vị để nghe báo cáo về dự án nạo vét, khơi thông dòng sông này và yêu cầu bằng mọi cách phải tiếp tục thúc đẩy việc nạo vét, bởi nguồn lực bỏ ra đã rất lớn, nếu bỏ dở sẽ rất lãng phí.

Trong đó cần tập trung tháo gỡ các khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, không thể vì khó mà không tiếp tục.

Lãnh đạo Tỉnh ủy yêu cầu tất cả cơ quan, đơn vị liên quan phải có quyết tâm chính trị cao để hoàn thiện dự án. Trước mắt, phải hoàn thành nạo vét đoạn km0 - km14 trước Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ tới và cố gắng trong đầu nhiệm kỳ 2026 - 2030 phải hoàn thành toàn tuyến.

Bên cạnh đó cần đưa dự án nạo vét đoạn km14 - km19+456 vào nhóm công trình, dự án trọng điểm động lực giai đoạn 2020 - 2025 của tỉnh để theo dõi, thúc đẩy thực hiện. Nếu cân đối được thì cần bổ sung ngay dự án vào kế hoạch đầu tư công trung hạn trong giai đoạn 2021 - 2025, sau đó cần thiết thì có thể kéo dài thời gian thực hiện dự án.

Những bãi cát khổng lồ từ nạo vét sông Cổ Cò hai lần bán đấu giá không thànhNhững bãi cát khổng lồ từ nạo vét sông Cổ Cò hai lần bán đấu giá không thành

Quảng Nam thực hiện dự án nạo vét để khơi thông dòng chảy sông Cổ Cò, hơn 1,3 triệu m3 cát nạo vét được đã qua hai lần tổ chức bán đấu giá nhưng vẫn không có một đơn vị nào tham gia.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên