19/05/2024 07:02 GMT+7

Dặn 'đám cưới nhớ mời' rồi không đi, tiền mừng cũng chẳng gửi

Nhiều người nhận định khi được mời cưới, không đi cũng nên gửi tiền mừng, vì đó là phép lịch sự xưa nay. Sao lại lặng im như chưa hề có sự quen biết?

Nhận thiệp cưới, nếu không thể tham dự cũng nên gửi tiền mừng, thậm chí báo trước để gia chủ sắp xếp bàn tiệc cho phù hợp lượng khách - Ảnh minh họa: NGỌC PHƯỢNG

Nhận thiệp cưới, nếu không thể tham dự cũng nên gửi tiền mừng, thậm chí báo trước để gia chủ sắp xếp bàn tiệc cho phù hợp lượng khách - Ảnh minh họa: NGỌC PHƯỢNG

Mời dự cưới không đi, gặp không chào

Hồi tháng 2, chị Lê Phương Trinh có tổ chức lễ cưới khoảng 30 bàn tại một nhà hàng ở quận Tân Bình (TP.HCM). Mọi thứ diễn ra suôn sẻ, song có 3 bàn để trống do vắng khách tham dự.

Sau đám cưới nhiều ngày, chị phát hiện một số người chẳng những không dự đám cưới, không nhắn chúc mừng, mà cũng chẳng gửi tiền mừng cưới.

"Điều tôi bất ngờ là người chị đồng nghiệp mà tôi từng đi ăn cưới trước đó. Chị không đi dự đám cưới tôi, cũng không gửi thiệp. Sau đó gặp tôi cũng không chào, như chưa hề quen biết nhau vậy", chị Trinh kể.

Ngoài ra, chị cũng nói rằng một số người khi biết tin chị sắp cưới thì tỏ thái độ như rất muốn được mời đi đám cưới, chẳng hạn "Nhớ mời để chị bắt bông cưới, để còn lấy chồng như em nha". Nhưng khi nhận thiệp xong đến lúc cưới, họ không xuất hiện, cũng chẳng nói gì.

"Tôi mời cưới vì làm việc chung nhiều, đã từng đi ăn, đi cà phê với nhau nhiều lần. Mình cũng từng đi đám cưới của họ", chị cho biết. Khi chị đăng hình cưới, những người "như chưa hề có sự quen biết" này lại vào thả tim bài viết.

Tương tự, anh Hoàng Tuấn (30 tuổi, ở phường Trường Thọ, TP Thủ Đức, TP.HCM) cũng gặp tình trạng tương tự. Đám cưới của anh diễn ra vào tháng 9 năm ngoái và bị trống khoảng 2 bàn so với số khách đã mời. Một số bàn khác dù có khách nhưng cũng không đủ 10 người/bàn. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng tâm trạng cô dâu chú rể trong ngày cưới.

Sau đám cưới mới biết ai là bạn

Anh Tuấn tâm sự, có những người mà hồi họ mời cưới, anh dù bận cũng ráng sắp xếp tới dự. Không tới được thì cũng gửi thiệp và kèm câu chúc mừng. 

Còn đến lượt anh kết hôn, xem họ là bạn bè, đồng nghiệp thân thiết nên mời tới chung vui chứ chẳng phải lâu không nói chuyện mà mời để lấy tiền.

"Vậy mà nhận thiệp xong, họ hoàn toàn im lặng, không có động thái gì tới khi qua đám cưới", anh kể. Ngay cả người bạn thân hồi đại học, đến giờ vẫn hay chơi chung và từng bảo sẽ tới uống rượu mừng, nhưng chẳng thấy đâu.

"Tôi cưới xong hai tháng, bạn đó nhắn tin nói là hôm đó bận không đi được, quên gửi thiệp mừng rồi kêu tôi đưa số tài khoản để chuyển tiền, nhưng tôi từ chối, cũng không qua lại gì nữa", anh kể.

Theo nhận định của nhiều người, khi được mời, nếu không thể (hoặc không muốn đi) cũng nên gửi tiền mừng, vì đó là phép lịch sự xưa nay, số tiền bao nhiêu cũng được. Tinh tế hơn, có thể nhắn thêm một câu chúc mừng.

Và nếu do bận đột xuất, người không tham dự được nên nói rõ để gia chủ còn tính toán số bàn, tránh lãng phí tiền bạc vì thừa bàn tiệc.

Chị Trinh nghĩ rằng người được mời có quyền đi hoặc không đi đám cưới. Nhưng người đã từng đi đám của bạn thì bạn cũng nên gửi tiền mừng như một cái lệ, phép lịch sự.

Ngoài ra, nếu không muốn đi cũng nên báo trước với cô dâu để biết tính toán số bàn cho phù hợp. 

"Tôi bàng hoàng vì bị trống đến 3 bàn, mỗi bàn phải trả hơn 6 triệu (bao gồm tiền thức ăn và các loại phí khác - PV). Do nhà chồng tôi làm việc cho đơn vị lớn, muốn lễ cưới diễn ra trang trọng, chỉn chu và tham khảo nhiều nhà hàng khác nhau mới chọn chỗ có mức giá đắt một chút này", chị nói và cho hay sau đám cưới mới nhận ra ai là người đáng để qua lại, ai không đáng.

Mời không đi, không mời thì trách

Chị Bảo Vy (ở quận Đống Đa, Hà Nội) cũng từng trải qua tình huống tương tự anh Tuấn, chị Trinh. Chị kể mình từng gặp phải người bạn trước đó hứa hẹn đủ kiểu song không đến dự đám cưới, cũng chẳng nói năng gì.

Đến khi chị Vy tổ chức tiệc thôi nôi cho con gái thì người này nhắn tin hỏi sao không mời và tỏ ý giận dỗi.

Khi chị nói do lần trước không thấy đi đám cưới, sợ giờ lại bận nên không mời, thì người này mới giải thích lần trước vắng mặt do quên ngày và cũng... quên báo lại với cô dâu.

Mời đám cưới 70 đồng nghiệp nhưng chỉ 1 người đếnMời đám cưới 70 đồng nghiệp nhưng chỉ 1 người đến

Cô dâu bẽ mặt trước sự đối xử mà đồng nghiệp dành cho mình, khi mời đám cưới 70 người nhưng chỉ... 1 người đến.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên