17/02/2011 00:23 GMT+7

Lê Quang Liêm đi vào lịch sử giải cờ vua Aeroflot

TRUNG DÂN
TRUNG DÂN

TTO - Lúc 0g20 ngày 17-2, Lê Quang Liêm đã bảo vệ thành công chức vô địch mà anh đã từng từng giành được tại giải cờ vua Aeroflot 2011. Niềm hạnh phúc vỡ òa với người hâm mộ Việt Nam.

Read this on Tuoitrenews.vn

Với trận hòa trước Mamedov Rauf (Azerbaijan, elo 2660), kỳ thủ Lê Quang Liêm đã bảo vệ thành công chức vô địch giải cờ vua Aeroflot mở rộng 2011 kết thúc vào lúc 0g20 ngày 17-2.

Ngoài phần thưởng 16.166 Euro (theo qui định tại giải này, nếu cùng điểm giải thưởng chia đều), Liêm cũng là kỳ thủ đầu tiên đi vào lịch sử giải cờ vua Aeroflot với tư cách vận động viên hai lần liên tiếp bảo vệ thành công chức vô địch.

Cách đây một năm, tại giải cờ vua Aeroflot mở rộng 2010, kỳ thủ trẻ Việt Nam Lê Quang Liêm cũng đã một lần đi vào lịch sử của giải với tư cách là người châu Á đầu tiên vô địch tại giải đấu uy tín này.

4P21r1UY.jpgPhóng to
Lê Quang Liêm và kỳ thủ người Azerbaijan Rauf Mamedov (elo 2660) - Ảnh: Lâm Minh Châu

Còn tại giải năm nay, dù là đương kim vô địch nhưng ngay từ đầu giải Liêm không được đánh giá cao. Bằng chứng là với hệ số elo 2664, anh chỉ được xếp làm hạt giống 19 trong tổng số 86 VĐV của bảng A.

Xếp trên Liêm là hàng loạt các tên tuổi sững sỏ của làng cờ thế giới như: Kamsky Gata (Mỹ, Elo 2730), Movsesian Sergei (Armenia, elo 2721), Jakovenko Dmitry (Nga. Elo 2718), Vachier-Lagrave Maxime (Pháp, elo 2715), Kasimdzhanov Rustam (Uzabekistan, elo 2681)…

Trong đó, Kamsky và Kasimdzhanov đã từng vô địch World Cup, còn lão tướng 47 tuổi Khalifman Alexander (Nga, elo 2638), từng vô địch thế giới.

Ấy vậy mà, bằng một bản lĩnh vững vàng và một phong độ xuất sắc, Liêm đã lần lượt có năm trận thắng, ba trận hòa và chỉ để thua 1 trận, được 6,5 điểm , bảo vệ thành công chức vô địch.

Cùng có 6,5 điểm như Liêm, nhưng hai kỳ thủ Vitiugov Nikita (Nga) và Tomashevsky Evgen (Nga) xếp nhì và 3 do thua Liêm chỉ số phụ.

Nói về sự trưởng thành vượt bậc của Liêm tại giải này, với tư cách là người mẹ - bà Trần Thị Mỹ Lệ cho biết, đó là nhờ cả một quá trình được thường xuyên cọ xát và tập luyện với các cao thủ trong làng cờ vua thế giới.

Do ở Việt Nam không có HLV hay chuyên gia cờ đủ sức chỉ giáo cho Liêm nên đã có thời gian kỳ thủ này thọ giáo các HLV từng là cao thủ trong làng cờ thế giới như: Athur Kogan (Israel, đại kiện tướng quốc tế), Evgeny Bareev (Nga, từng xếp hạng 4 TG), Alexander Khalifman (Nga, cựu vô địch cờ vua thế giới), theo phương pháp học cờ trên mạng. Hiện nay, việc học cờ của Liêm chủ yếu bằng trao đổi, thi đấu qua mạng với các cao thủ trong làng cờ thế giới.

Ngoài ra, được ra nước ngoài thi đấu ở các giải được mời đích danh như giải Tata Steel 2011 (diễn ra hồi đầu năm) hay trước đó nhờ chức vô địch Aeroflot nên anh giành suất chính thức dự giải Siêu đại kiện tướng Dortmund (Đức) - giải đấu quy tụ rất nhiều kỳ thủ có elo trên 2.700, tức nằm trong top 40 xuất sắc nhất thế giới, cũng giúp cho Liêm rèn được bản lĩnh thi đấu của mình.

Theo kế hoạch, trong năm 2011 Liêm đã đồng ý thi đấu cho 3 CLB nước ngoài gồm CLB Bremen (Đức, vào tháng 3), CLB Evry Grand Roque (Pháp, tháng 4), CLB Qingdao Yucai (Trung Quốc, tháng 6).

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Liêm cho biết việc anh đồng ý đầu quân cho các CLB trên không hẳn vì tiền mà còn giúp anh có cơ hội thi đấu cọ xát thường xuyên với các cao thủ ở nhiều nước khác nhau nhằm nâng cao sức cờ của mình.

nEBRzNp0.jpgPhóng to
Lê Quang Liêm bước vào ván đấu thứ 9 quyết định - Ảnh: Lâm Minh Châu

Với tư cách là HLV sát cánh theo Liêm trong hầu hết các giải đấu quốc tế, HLV Lâm Minh Châu đã gởi đến TUỔI TRẺ tường thuật chi tiết ván đấu quyết định để đưa Liêm lên ngôi vô địch.

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Bất chấp nhiệt độ bên ngoài xuống dưới âm 16 độ không khí phòng thi đấu giải cờ vua Aeroflot năm 2011 nóng dần lên từng phút .

Trước ván 9, có tới 5 cặp đấu tranh chức vô địch, nhưng khán giả trong hội trường tập trung vào 3 bàn đầu gồm: bàn 1 giữa Cheparinov (Bulgaria, 6 điểm) gặp Vitiugov Nikita (Nga, 5,5 đ), bàn 2 Liêm (6 đ) gặp Rauf Mamedov (Azerbaijan, 5,5 đ) và Khismatullin (Nga, 5,5 đ) gặp Rodshtein Maxim (Israel, 5,5 đ) ở bàn 3.

Sau 8 ván đấu, với 5 trận thắng, 2 trận hòa và 1 trận thua, Liêm và Ivan Cheparinov (Bulgaria) có cùng 6 điểm, chia nhau vị trí nhất nhì. Nếu cả hai cùng thắng trong trận này Liêm sẽ được 7 điểm đoạt chức vô địch, còn Cheparinov nhận HCB, bất chấp các kết quả còn lại.

Tuy nhiên, nếu cả hai hòa hoặc thua cơ hội sẽ dành cho Khismatullin. Sau 8 ván đấu, kỳ thủ này với 3 trận thắng, 5 trận hòa, được 5,5 điểm, đứng thứ ba trên bảng xếp hạng, nhưng có hệ số phụ rất cao. Một giả thuyết khác, nếu ba kỳ thủ dẫn đầu là Liêm, Ivan Cheparinov và Khismatullin cùng hòa ở ván 9, Liêm vẫn sẽ vô địch.

fbRWHJlb.jpgPhóng to
Ván đấu ở nước đi thứ 18 - ảnh chụp lại từ online.aeroflotchess.org

Vào trận, Liêm cầm đen ngồi ở bàn số 2.

- 20g45 (giờ VN), cả ba bàn đều qua giai đoạn khai cuộc được đánh giá cân bằng.

- 21g, Liêm vừa đi Tg4 có chút ưu thế. Nhưng đấu thủ cạnh tranh Khismantullin cũng ưu thế. Bàn còn lại vẫn cân bằng.

- 21g15. Mamedov vừa chạy xe. Liêm đang suy nghĩ quyết định đổi chốt và thế trận vẫn cân bằng. Trong khi đó, ở bàn 1, đấu thủ bằng điểm Liêm là Cheparinov hơi bị yếu thế.

- 22g, Cheparinov yếu trước Vitiugov Nikita (Nga), trong khi đó Khismatullin cũng đang bị Rodshtein Maxim (Israel) lấn lướt. Do đó, Liêm đang chờ cơ hội thôi là vô địch. Nhưng cái khó của Liêm là không được hòa sớm, phải chờ hai bàn kia xong kết thúc

- 22g15, Cheparinov sắp thua. Cờ Liêm cân bằng. Trận đấu ở bàn 3 cũng vậy.

- 22g30. Đang đến giai đoạt hồi hộp nhất. Nếu Liêm đề nghị hòa có thể đối phương chấp nhận. Nhưng, phải chờ kết quả hai ván kia để đảm bảo độ an toàn.

-22g31. Liêm và Mamedov bắt tay hòa sau 36 nước đi. Bây giờ tiếp tục chờ vào kết quả của bàn 1 và 3.

Cũng cần nói thêm, trong hai lần đối đầu trước đây, Liêm đã từng để thua Raul Mamedov 1 lần tại Aeroflot mở rộng 2008, 1 lần cầm hòa tại Olympiad 2006.

- 22g40. Tại sao Rodshtein đi chậm quá. Không biết có vấn đề gì không? Hú hồn, tại mạng chậm thôi.

- 22g56. Gần kết thúc rồi chỉ mong các đối phương của đấu thủ cạnh tranh đi chính xác. Giờ đang cạn dần.

- 22g58. Trời, sao Vitiugov không đi Tượng g5.

- 23g. Vitiugov đi Tượng g5 vẫn còn kịp.

- 23g1 phút. Khả quan rồi, ở bàn 3 Rodshtein đang ưu thế.

- 23g15. Một buổi tối thật dài. Liêm xong sớm mà còn phải chờ các ván còn lại.

- 23g30. Cheparinov đã thua. Chỉ còn ván của Khismatullin.

- 0g. Khismatullin hơi yếu 1 chút.

- 0g15,

Giải gần kết thúc nhưng ván của Khismatullin vẫn còn.

- 0g20. Vô địch rồi. Khismatullin và Rodshtein Maxim bắt tay hòa rồi. Còn Tomasheky cũng có một trận thắng, xếp thứ ba.

Như vậy, sau hơn 6 tiếng đồng hồ chờ đợi, cuối cùng gười hâm mộ cờ vua VN đã thở phào nhẹ nhõm bởi niềm hy vọng của cờ vua VN - kỳ thủ Lê Quang Liêm đã đoạt chức vô địch sau một trận đấu căng thẳng tột cùng. Bản thân tôi, là người sát cánh với Liêm, nhưng chưa bao giờ có được những giây phút hồi hộp đến vậy.

Xin chúc mừng Lê Quang Liêm đã làm rạng danh cờ vua VN và xứng đáng với tên gọi trìu mến “Mr Aeroflot” mà người hâm mộ cờ vua dành tặng.

Với tôi, đêm nay chỉ khoảng 6 tiếng mà lâu như thế kỷ. Quả thật, đối với các VĐV cờ vua phải có thần kinh thép mới vượt qua những thời khắc như thế này.

LÂM MINH CHÂU (HLV đội tuyển cờ vua VN)

Đường đến chức vô địch của Lê Quang Liêm:

Lê Quang Liêm rộng cửa vô địch“Ông Aeroflot”Lê Quang Liêm tiếp tục hòa ở ván 6Lê Quang Liêm tiếp tục dẫn đầu sau 5 vánLê Quang Liêm củng cố vị trí số 1Chờ đợi Quang Liêm làm nên kỳ tích

Ngày 5-8-2010, Lê Quang Liêm là một trong những khách mời của Tuổi Trẻ Online đến tham dự buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề Để khát vọng bay xa. Anh đã chia sẻ tại buổi giao lưu: Từ khi bắt đầu chơi cờ vua, tôi luôn có mong ước sẽ có một ngày trở thành nhà vô địch thế giới và góp phần giúp cho cờ vua Việt Nam phát triển.

Có thể nói, việc bảo vệ thành công chức vô địch lần này của kỳ thủ này, cũng đã phần nào nói lên được, điều anh đã chia sẻ: góp phần giúp cho cờ vua Việt Nam phát triển.

Xin trích đăng lại một số câu hỏi của bạn đọc và phần trả lời của Lê Quang Liêm trong buổi giao lưu đó:

* Thân chào Quang Liêm. Cờ vua đóng vai trò quan trọng đến mức như thế nào đối với đời sống của anh? Cá nhân anh đánh giá cờ vua VN đứng ở đâu trên bản đồ cờ vua thế giới? Khát vọng của anh trong bộ môn cờ vua là gì, một ngôi vị vô địch thế giới, hay chỉ đơn thuần là ngôi trường dạy cờ vua cho trẻ em VN?(Lê Văn Quý, 31 tuổi, quyle@)

- Kỳ thủ Lê Quang Liêm: Hiện nay cờ vua là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của tôi. Mỗi ngày tôi dành khoảng 4 tiếng đồng hồ để tập luyện cờ. Đối với cá nhân tôi, chơi cờ vua không chỉ là một môn thể thao thi đấu, mà còn là một niềm đam mê lớn.

Về cá nhân mình, tôi nghĩ rằng cờ vua VN vẫn còn một khoảng cách khá xa so với thế giới bởi các quốc gia khác trên thế giới đã có một truyền thống lâu đời, và nền cờ phát triển rất chuyên nghiệp, trong đó cờ vua VN chỉ mới bắt đầu phát triển trong khoảng 30 năm gần đây.

Còn khát vọng ư? Từ khi bắt đầu chơi cờ vua, tôi luôn có mong ước sẽ có một ngày trở thành nhà vô địch thế giới và góp phần giúp cho cờ vua VN phát triển.

QvxSsX2S.jpgPhóng to
Kỳ thủ Lê Quang Liêm tại buổi giao lưu trực tuyến Khát vọng bay xa chiều 5-8-2010 tại TTO - Ảnh tư liệu

* Hiện nay, ngày làm việc của anh được phân bố thời gian như thế nào, bao nhiêu cho việc học, bao nhiêu cho cờ, bao nhiêu cho giải trí, bao nhiêu cho phụ giúp gia đình? Anh có dành thời gian để đọc sách không? Sách anh đọc là gì, chủ yếu chỉ là những tài liệu để nâng cao khả năng cờ vua?(Nguyễn Tường Linh, 26 tuổi, tuonglinh@)

- Kỳ thủ Lê Quang Liêm: Một ngày làm việc của tôi thường dành trung bình 4 giờ cho cờ vua. Tuy nhiên, trước các giải đấu lớn thì tôi dành nhiều thời gian hơn. Cụ thể như chuẩn bị cho giải siêu các đại kiện tướng quốc tế vừa qua, tôi dành khoảng 10 giờ mỗi ngày. Phần thời gian còn lại, tôi dành để nghỉ ngơi giải trí và chia sẻ cùng người thân và gia đình. Đọc sách là một phần không thể thiếu trong việc nghiên cứu cờ. Ngoài những sách phục vụ cho cờ vua, tôi còn đọc những truyện ngắn và tiểu thuyết khác vào thời gian rãnh rỗi.

* Theo Quang Liêm, điểm yếu của vận động viên cờ vua VN hiện nay khi thi đấu quốc tế là gì? tâm lý, sức khỏe, kinh nghiệm...? Và làm sao để các vận động viên khắc phục được các điểm yếu đó?(Trần Đình Tuấn, 25 tuổi, tuantrandinh@)

- Kỳ thủ Lê Quang Liêm: Theo tôi, điểm yếu của các kỳ thủ VN so với bạn bè quốc tế là không được đào tạo bài bản, ít có cơ hội cọ xát ở những giải đấu đỉnh cao. Do đó, khi đối đầu với những đối thủ lớn, các VĐV VN thường có tâm lí lo sợ và không có kinh nghiệm giải quyết những tình huống xảy ra trên bàn cờ.

Tuy nhiên, bù lại các VĐV VN rất có năng khiếu thể hiện qua việc các VĐV VN thường giành được khá nhiều huy chương ở các giải trẻ quốc tế. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, để khắc phục những điểm yếu như vừa kể, cờ vua VN cần được tạo nhiều điều kiện thi đấu thường xuyên hơn, cũng như mời chuyên gia giỏi hướng dẫn...

* Chào Liêm! Chúc mừng Liêm với thành tích tuyệt vời đã đạt được. Được biết Liêm không có HLV tại giải này, vậy Liêm đã chuẩn bị trước mỗi ván đấu ra sao? Xem Liêm thi đấu online thấy có những ván Liêm chơi rất nhanh, trong khi đối thủ mất rất nhiều thời gian, hiển nhiên cho thấy Liêm đã chuẩn bị sẵn những nước đi mới khiến đối thủ bị bất ngờ!(Trần Nguyễn Khánh Hoàng, 19 tuổi, shenlongyugo@gmail.com)

- Kỳ thủ Lê Quang Liêm: Tôi đến giải cờ vua Dortmund chỉ cùng với mẹ, trong khi các kỳ thủ khác đều có trợ lý đi cùng để phụ giúp về chuyên môn. Tuy nhiên, nhờ trước giải tôi đã có sự chuẩn bị rất tốt nên đã có thể thi đấu ngang ngửa với họ.

Trong quá trình nghiên cứu và chuẩn bị, một kỳ thủ luôn luôn phải tìm cho mình những nước đi và ý tưởng mới để làm đối thủ bất ngờ, từ đó giành được lợi thế tâm lí cũng như lợi thế trên bàn cờ.

Lý thuyết cờ vua ngày nay luôn phát triển và thay đổi rất đa dạng, nên các VĐV cần phải làm việc liên tục, để cập nhật và nghiên cứu những kiến thức mới, và tôi cũng không ngoại lệ.

* Xin chào anh Quang Liêm. Anh có nghĩ rằng, chúng ta, thay vì đầu tư tiền bạc một cách tràn lan cho bóng đá, dành số tiền đó để đầu tư vào cờ vua, cờ tướng và các môn thể thao trí tuệ khác thì sẽ tốt hơn?(Tin Việt, 18 tuổi, viet.tin.le@)

Kỳ thủ Lê Quang Liêm: Thực tế cho thấy, ở VN thời gian qua đã bỏ rất nhiều tiền đầu tư cho bóng đá. Thể thao trí tuệ cũng là một lĩnh vực cần được quan tâm đặc biệt của thể thao VN, thế nhưng ít được đầu tư, mặc dù tiềm năng của chúng ta ở môn này là rất lớn. Tôi nghĩ rằng, nếu được đầu tư trọng điểm hơn, cờ vua VN hoàn toàn có thể sánh vai cùng các cường quốc thế giới.

TRUNG DÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Lê Quang Liêm